Ung thư bạch cầu
Ung thư bạch cầu là gì?
Ung thư bạch cầu còn gọi là ung thư máu đây là bệnh lý về tủy xương. Tủy xương đảm nhận chức năng sản xuất ra tế bào bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu. Nếu quá trình sản xuất này bị dán đoạn sẽ xảy ra ung thư bạch cầu. Tình trạng này do tế bào tủy chưa trưởng thành gây nên bộc phát bạch cầu, gây nên sự dồn ép các tế bào tủy bình thường gây suy giảm tế bào máu bình thường.
Bạch cầu rất quan trọng với có thể, nó có chức năng tìm và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như các tế bào đã chết hoặc tổn thương và vi khuẩn, ngăn không cho mầm bệnh phát triển. Nếu các tế bào bạch cầu bị tăng số lượng một cách mất kiểm soát sẽ ảnh hưởng tới số lượng bạch cầu và gây ung thư bạch cầu hay còn gọi là ung thư máu hay bệnh máu trắng.
Nguyên nhân Ung thư bạch cầu
Bênh ung thư bạch cầu rất khó để xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Một số nguyên nhân được biết đến là do tiếp xúc với bức xạ, hóa chất nhất định, các rối loạn di truyền nhất định và một số virus. Ung thư bạch cầu cũng phát triển ở một số bệnh nhân đã tiếp nhận một số loại thuốc hóa trị nhất định.
Theo tốc độ tiến triển bệnh có 2 loại bệnh ung thư bạch cầu là:
-
Ung thư bạch cầu cấp tính: Là do các tế bào chưa trưởng thanh và tình trạng các tế bào không thể hoạt động bình thường được, nhưng lại tăng trưởng số lượng một cách chóng mặt, làm cho bệnh tiến triển nhanh và người bệnh cần phải được điều trị kịp thời và tích cực.
-
Ung thư bạch cầu mãn tính: Do quá trình sản sinh tế bào bị tăng hoặc gây cản trở và tế bào trưởng thành là mục tiêu tác động. Một số bệnh bạch cầu mãn tính ban đầu không có bất cứ triệu chứng nào và có thể không được chẩn đoán hay chú ý đến.
Triệu chứng của Ung thư bạch cầu
Các triệu chứng có thể gặp khi bị ung thư bạch cầu là:
-
Các triệu chứng của ung thư bạch cầu thường liên quan tới sự rối loạn chức năng tủy xương bình thường. Thiếu máu hệ quả dẫn tới khó thở, các cơn đau đầu, choáng váng ngắn và hôn mê. Các triệu chứng này có thể do thiếu máu hoặc bởi nguyên nhân khác.
-
Các vấn đề chảy máu mũi thường xuyên, chảy máu nướu răng, chảy máu nướu răng, và các điểm màu đỏ gọi là xuất huyết đốm có liên quan tới số lượng tiểu cầu thấp.
-
Sưng các tuyến bạch huyết, nhiễm trùng thường xuyên, sự chướng bụng từ lá lách to, đổ mồ hôi ban đêm và các cơn sốt tái phát cũng do số lượng bạch cầu cao bất thường. Điều này cũng có thể gây ra các cơn đau xương kinh khủng.
-
Đôi khi cso các triệu chứng chưng như chán ăn, giảm cân và mệt mỏi.
Phòng ngừa Ung thư bạch cầu
Một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư bạch cầu là:
-
Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.
-
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học.
-
Thường xuyên rèn luyện thân thể.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Chẩn đoán Ung thư bạch cầu
Trước khi đưa ra các phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn làm một số các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và tình trạng bệnh để có phương án điều trị phù hợp. Các xét nghiệm chẩn đoán là:
-
Đếm máu toàn phần: đếm số bạch cầu cao và các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành.
-
Xét nghiệm tủy xương: Cung cấp thông tin chính xác về loại ung thư bạch cầu và các chỉ số tiêu lượng bệnh.
-
Chọc dò tủy sống cũng để xác định xem có sự thâm nhiễm của ung thư bạch cầu không.
Điều trị Ung thư bạch cầu
Các biện pháp điều trị ung thư bạch cầu là:
-
Xạ trị: Dùng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư.
-
Hóa trị: Đưa hóa chất vào bên trong cơ thể để điều trị qua đường tiêm truyền hoặc đường uống.
-
Ghép tủy: Nhằm hỗ trợ tạo ra tế bào bạch cầu khỏe mạch để giúp đẩy lùi sự tiến triển của bệnh.
-
Miễn dịch: Cho nhiều kết quả khả quan nhưng đây là phương pháp mới có chi phí cao và chưa được áp dụng rộng dãi.