Trầm cảm
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là tình trạng rối loạn não bộ gây nên do một hoặc nhiều yếu tố tâm lý. Trầm cảm khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, không có hứng thú. Bệnh gây ảnh hưởng tiêu cứ tới suy nghĩ, cảm xúc, hay hành vi ứng xử của người bệnh.
Trầm cảm cũng có nhiều dạng khác nhau như Trầm cảm do stress, trầm cảm sau sinh, trầm cảm sau khi chia tay, trầm cảm khi mang thai, trầm cảm theo mùa... Người bị trầm cảm cần được quan tâm và chăm sóc của người thân và cần được điều trị kịp thời trước khi ảnh hưởng quá nặng tới tâm lý.
Nguyên nhân Trầm cảm
Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng trầm cảm là:
-
Do những chấn động về tâm lý hay những biến động đột ngột như bị lạm dụng tình dục, mất đi người thân yêu nhất, bị cuongx hiếp, mất việc, thất nghiệp,...
-
Do yếu tố di truyền: Theo một số nghiên cứu ADN cũng dẫn tới trầm cảm, có khoảng 40% người bị trầm cảm là do yếu tố gen di truyền. Nếu bố mẹ, người thân trong gia đình mắc bệnh trầm cảm thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần những người bình thường.
-
Do stress, căng thẳng kéo dài: Áp lực công việc, tiền bạc cuộc sống cũng dẫn tới nguy cơ mắc trầm cảm.
-
Do lam dụng ma túy, chất kích thích như rượu bia cũng gây ra những ảnh hưởng không thể lường trước được cho não bộ.
-
Do thường xuyên bị mất ngủ cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất ngủ. Tình trạng mất ngủ thường xuyên khiến chúng ta có những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe trí não khiến chúng ta không thoát ra được, vì vậy hãy ngủ đủ giấc để có sức khỏe tốt, bộ não minh mẫn phòng ngừa bệnh trầm cảm.
-
Do chấn thương não bộ gây nên biến đổi về tính cách.
Dấu hiệu, triệu chứng của Trầm cảm
Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm thường gặp là:
-
Khí sắc suy giảm.
-
Mất hứng thú.
-
Giảm tập trung.
-
Mệt mỏi kéo dài.
-
Có tâm trạng và suy nghĩ tiêu cực.
-
Thay đổi cân nặng.
-
Cảm giác khó chịu, đau tức.
Làm gì để hạn chế những diễn biến của trầm cảm?
Khi bị trầm cảm ngoài việc điều trị người bệnh nên thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp để giảm các diễn biến của bệnh như:
-
Không tự cô lập bản thân, thường xuyên hòa nhập, giao tiếp với mọi người.
-
Học cách kiểm soát và thư giãn tâm lý tránh tình trạng căng thẳng trong cuộc sống.
-
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất và đúng bữa mỗi ngày, tránh làm cho cơ thể bị suy nhược, tăng cảm giác mệt mỏi.
-
Tăng cường tập thể dục và vận động thể chất giúp não bộ tiết ra hormone chống trầm cảm.
-
Rèn luyện giấc ngủ cách khoa học.
Phòng tránh Trầm cảm
Nếu không muốn bản thân bì trầm cảm thì bạn hãy:
-
Cười thật nhiều, hãy cười thật nhiều và vui vẻ hơn để cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
-
Giữ tinh thần luôn thoải mái, bạn hãy làm bất những gì mình muốn để tâm trạng luôn được vui vẻ thoải mái.
-
Khiến cuộc sống luôn bận rộn, giúp bạn không nghĩ tới chuyện buồn vfa khiến bản thân thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.
Điều trị Trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh nguy hiểm, vậy nên bạn cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bản thân bị trầm cảm để được điều trị và chữa trị kịp thời. Hiện tại có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh trầm cảm.