Cao huyết áp
Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim, gây nên nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...
Cao huyết áp bao gồm các tình trạng:
-
Cao huyết áp vô căn
-
Tăng huyết áp thứ phát
-
Tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật
-
Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
Nguyên nhân cao huyết áp
-
Tuổi tác: Người già là đối tượng dễ mắc bệnh cao huyết áp, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
-
Chủng tộc: Cao huyết áp đặc biệt phổ biến hơn ở người da đen, bệnh thường phát triển ở những người trẻ tuổi hơn so với người da trắng.
-
Tiền sử gia đình: Bệnh cao huyết áp thường có xu hướng di truyền trong gia đình.
-
Thừa cân hoặc béo phì: Cân nặng càng lớn, bạn càng cần nhiều máu hơn để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi lượng máu chảy qua các mạch máu tăng lên, huyết áp cũng sẽ tăng theo.
-
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn quá nhiều muối, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu, cafein hoặc chế độ ăn quá ít kali, vitamin D đều có thể dẫn đến cao huyết áp.
-
Tâm lý căng thẳng kéo dài: Căng thẳng kéo dài có thể gây tăng huyết áp tạm thời.
-
Thời kỳ mang thai.
Biểu hiện cao huyết áp
Một số người khi bị cao huyết áp có thể gặp các biểu hiện đơn thuần như nhức đầu, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, mất ngủ,… Tuy nhiên, các triệu chứng trên thường dễ bị người bệnh bỏ qua do chúng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Ở giai đoạn nặng, một số người có thể gặp những triệu chứng dữ dội hơn như khó thở, thở gấp khi có cơn tăng huyết áp, chảy máu cam, đỏ bừng mặt, tức ngực, đau vùng tim, xuất hiện máu trong nước tiểu, thay đổi thị lực,…
Biến chứng cao huyết áp
Huyết áp cao có thể gây tổn thương đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, não, mắt, thận và động mạch. Huyết áp của bạn càng cao và không kiểm soát được càng lâu thì mức độ tổn thương càng lớn, thậm chí có thể gây tử vong.
-
Tổn thương tim: Nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, đau thắt ngực, suy tim
-
Tổn thương não: Tai biến mạch máu não (xuất huyết não và nhũn não), bệnh não do tăng huyết áp
-
Tổn thương tại thận: Đái ra protein, suy thận
-
Tổn thương tại mắt: Hẹp động mạch võng mạc mắt, xuất huyết võng mạc, xuất tiết, phù gai thị
-
Tổn thương mạch máu: Xơ vữa động mạch, phình tách mạch, viêm tắc động mạch.
Cách điều trị cao huyết áp
Mục tiêu điều trị cao huyết áp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg. Biện pháp không dùng thuốc bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống. Bên cạnh đó, bệnh cao huyết áp còn có thể được kiểm soát tốt bằng các bài thuốc trị tăng huyết áp theo hướng dẫn.
Cách phòng ngừa cao huyết áp
Một lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp tiến triển. Vì vậy, bạn hãy thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống ngay từ bây giờ, đặc biệt là khi bạn có các yếu tố nguy cơ cao huyết áp, để giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng của nó.
Thuốc điều trị cao huyết áp hiệu quả
Khi bạn đã thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống nhưng vẫn không kiểm soát được tình trạng huyết áp cao, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp (Levistel, Troysar AM, Sotalex,...). Những loại thuốc này sẽ hoạt động theo những cơ chế khác nhau để giảm huyết áp. Bạn có thể tham khảo cụ thể các loại thuốc điều trị cao huyết áp sau đây.