Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí, phình to gây chèn ép lên các dây thần kinh và dây chằng gây đau nhức, tê bì vùng cột sống. Trong đó, thoát vị đĩa đệm ở cột sôngs thắt lưng là tình trạng phổ biến nhất.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
-
Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì sức đàn hồi của các dây chằng càng kém, tế bào sụn cũng dần bị bào mòn khiến nhân đĩa đệm dễ bị chệch ra khỏi vị trí.
-
Nghề nghiệp: Những người làm nghề lái xe, công nhân khuân vác, thợ may, nha sĩ, dân văn phòng với tư thế làm việc gò bó, ít vận động hoặc mang vác nặng thường xuyên ảnh hưởng lớn tới cột sống.
-
Thói quen ngồi gù lưng, ngồi gập cổ, ngủ gối đầu quá cao, cúi người lao động thường xuyên,... là những thói quen xấu khiến đĩa đệm bị tổn thương.
-
Các chấn thương cột sôngs do tai nạn, vận động, những sang chấn lặp đi lặp lại nhiều lần có thể làm vẹo cột sống, yếu vòng nhân xơ, đẩy nhanh quá trình thoát vị đĩa đệm.
-
Cân nặng: Những người thừa cân gây áp lực lớn lên các đĩa đệm cột sống, đặc biệt là cột sống thắt lưng.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
-
Các dạng thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Biểu hiện thoát vị đĩa đệm thường gặp, bệnh nhân có thể dễ dàng nhận biết bao gồm:
-
Tê bì chân tay: Nhân nhầy đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là nguyên nhân gây tê bì chân tay, tê bì vùng thắt lưng, tê bì vùng cổ. Thậm chí cơn đau nhức, tê bì lan xuống cả mông, đùi, bẹn và cả chân. Người bệnh sẽ rất khó khăn khi cần đi lại, rối loạn cảm giác như bị kiến bò khắp người.
-
Đau nhức: Những cơn đau nhức sẽ đột ngột xuất hiện ở vùng cổ, vai gáy, vùng thắt lưng, chân tay. Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ trong vài ngày, vài tuần và sẽ đau dữ dội khi người bệnh cố vận động và đi lại.
-
Yếu cơ, có dấu hiệu bại liệt: Đây là biểu hiện bệnh phổ biến ở giai đoạn nặng. Người bệnh không thể đi lại và vận động, lâu ngày dẫn đến teo cơ, teo hai chân, liệt các chi hoặc yếu cơ.
Biến chứng của thoát vị đĩa đệm
-
Khi nhân nhầy đĩa đệm bị lệch vào ống sống, chèn vào dây thần kinh có thể khiến người bệnh bị bại liệt nửa người hoặc cả người.
-
Dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép lâu ngày có thể khiến người bệnh đi đại tiện không kiểm soát.
-
Khả năng vận động giảm sút dần do teo cơ, yếu cơ, chân tay dần bé lại và không thể di chuyển.
-
Người bệnh dễ bị rối loạn cơ vòng đường tiểu gây bí tiểu, tiểu không kiểm soát, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm
Nếu bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể chủ động sử dụng thuốc điều trị tại nhà. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kết hợp điều trị vật lý trị liệu cho bệnh nhân bằng phương pháp kéo nắn xương cột sống, châm cứu, yoga, massage để kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Bác sĩ có thể cân nhắc tiến hành phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị trên không có hiệu quả sau 6 tuần. Đặc biệt là ở những bệnh nhân đã có dấu hiệu teo cơ, không thể đi lại.
Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
-
Duy trì tập luyện thể thao thường xuyên bằng các môn thể thao vừa sức để tăng sự dẻo dai cho cột sống.
-
Hạn chế mang vác nặng, làm việc quá sức.
-
Từ bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng tới cột sống.
-
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học để không thừa cân, béo phì và tăng cường được sức đề kháng cơ thể.
Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm chuyên gia khuyên dùng
Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu được các triệu chứng đau nhức khó chịu và phòng ngừa bệnh tái phát. Các nhóm thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm, thực phẩm chức năng tăng cường chức năng tái tạo sụn khớp. Dưới đây là những thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm được chuyên gia khuyên dùng và nhiều bệnh nhân lựa chọn.