Thoái hoá khớp háng
Thoái hoá khớp háng là gì?
- Thoái hoá khớp háng là bệnh xảy ra ở vùng khớp háng khi sụn đệm của xương bị vỡ và bào mòn khiến bề mặt xương bị lộ ra bên ngoài, làm tăng cọ xát giữa các khớp xương. Đây là lý do người bệnh luôn cảm thấy đau khớp háng khi vận động, thậm chí cơn đau kéo dài xuống cả 2 chân, khó có thể di chuyển bình thường.
- Thoái hoá khớp háng được chia thành 2 loại:
- Thoái hoá khớp háng nguyên phát: thường gặp ở người trên 60 tuổi do khớp bị thoái hoá.
- Thoái hoá khớp háng thứ phát: nguyên nhân của bệnh do chấn thương, trật khớp háng, thiểu sản khớp háng, khớp bị biến dạng.
Nguyên nhân thoái hoá khớp háng
- Tuổi tác: Quá trình thoái hoá khớp do tuổi tác chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh thoái hoá khớp háng. Từ tuổi 40 trở đi, bạn có nguy cơ bị thoái hoá khớp háng cao hơn.
- Cân nặng: Khi trọng lượng cơ thể càng lớn, các khớp xương càng phải chịu áp lực càng nhiều, đặc biệt là khớp háng.
- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người đã từng bị bệnh thoái hoá khớp, viêm xương khớp thì bạn có nguy cơ mắc bệnh thoái hoá khớp háng cao hơn bình thường.
- Do bẩm sinh: Một số bệnh nhân bị thoái hoá khớp háng từ khi còn trẻ do bẩm sinh đã bị phát triển biến dạng cấu trúc khớp háng khiến khớp háng dễ bị tổn thương và thoái hoá.
- Do chấn thương: Chấn thương khớp háng do lao động, chơi thể thao, vận động hằng ngày ảnh hưởng lớn tới cấu trúc và khả năng tự hồi phục của khớp háng, đẩy nhanh quá trình thoái hoá khớp.
Triệu chứng thoái hoá khớp háng
- Sưng và đau vùng bẹn, cơn đau lan xuống cả đùi và mông. Khi cử động nhiều hoặc đứng một tư thế quá lâu, cơn đau sẽ tăng lên.
- Khi di chuyển bất chợt hoặc chuyển tư thế từ ngồi sang đứng, khớp háng sẽ bị cứng lại gây đau.
- Người bệnh bị hạn chế vận động, không thể thực hiện một số động tác như ngồi xổm, ngồi vệ sinh, cúi xuống, gập người, dạng háng.
- Người bệnh bị đau nhức khớp háng nhiều hơn vào buổi sáng sớm và chiều tối chứng tỏ bệnh đã bước vào giai đoạn nặng hơn, thậm chí cơn đau dữ dội hơn về đêm gây khó ngủ.
Biến chứng của thoái hoá khớp háng
- Bệnh thoái hoá khớp háng thường tiến triển chậm, kéo dài trong nhiều năm. Do triệu chứng ban đầu của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Khi các triệu chứng kéo dài và gây khó chịu thì bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng, không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, bệnh thoái hoá khớp gối để lại nhiều biến chứng cho bệnh nhân:
- Biến chứng về tâm lý: Người bệnh không thể ngủ ngon, khớp bị biến dạng khó vận động, không thể lao động khiến bệnh nhân mặc cảm, buồn chán, thậm chí và trầm cảm.
- Thoái hoá khớp háng gây teo các cơ vùng khớp háng, các dây thần kinh chân bị chèn ép lâu ngày khiến người bệnh bị tàn phế, không thể đi lại.
- Không thể vận động cơ thể khiến người bệnh dễ có nguy cơ béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
Chẩn đoán thoái hoá khớp háng
- Siêu âm: Phương pháp giúp đánh giá cấu trúc mô mềm bao quanh khớp háng, kiểm tra những biến dạng cấu trúc bất thường vùng háng.
- Chụp X-quang: Giúp phát hiện dấu hiệu viêm khớp và các tổn thương cấu trúc khớp háng.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp kiểm tra hình ảnh mô mềm của khớp háng. Phương pháp này thường được thực hiện khi chụp X-quang không có kết quả chính xác.
Cách điều trị thoái hoá khớp háng
- Điều trị nội khoa
- Điều trị thoái hoá khớp háng bằng thuốc được sử dụng để giảm đau, khắc phục các triệu chứng của bệnh. Những loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng xương khớp được chiết xuất từ thiên nhiên để phòng ngừa bệnh tái phát.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp điều trị bằng vật lý trị liệu cho bệnh nhân để cải thiện và phục hồi chức năng vận động. Các bài tập nâng cao chân, bài tập kéo khớp gối người bệnh hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà hằng ngày.
- Điều trị ngoại khoa
- Khi áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được khuyên điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật để cải thiện chức năng khớp háng.
- Phẫu thuật cắt bỏ xương: Phương pháp này giúp loại bỏ gai xương, điều chỉnh các biến dạng khớp, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn.
- Phẫu thuật thay một phần khớp háng: Chỉ định khi sụn khớp háng bị bào mòn, khớp háng chỉ hư hại một phần.
- Phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng: Chỉ định thực hiện với các trường hợp nặng, bệnh nhân bị bại liệt, bệnh nhân bị thoái hoá khớp nặng, hoại tử khớp. Khớp háng nhân tạo được thay thế hoàn toàn, giúp người bệnh phục hồi vận động bình thường. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nguy cơ khiến người bệnh dễ bị chảy máu trong, trật khớp, nhiễm trùng, hai chân đi khập khiễng.
Cách phòng ngừa thoái hoá khớp háng
- Nếu bạn đang mắc bệnh gout, bệnh đái tháo đường, cần phát hiện bệnh sớm để can thiệp điều trị kịp thời sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hoá khớp háng.
- Phát hiện và điều trị sớm các chấn thương, dị tật bẩm sinh khớp háng để phòng tránh thoái hoá khớp háng sau này.
- Kết hợp các bài tập giãn cơ xương khớp nhẹ nhàng, lao động nhẹ nhàng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh béo phì, tăng cường thực phẩm giàu canxi (sữa, tôm, cua, cá), thực phẩm giàu omega 3, vitamin D để tăng cường chức năng xương khớp; hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế rượu bia.
- Cẩn thận khi vận động, chơi thể thao để tránh chấn thương vùng xương háng; không ngồi làm việc quá lâu.
- Đi khám tổng quát định kỳ để phát hiện sớm triệu chứng bệnh ngay từ ban đầu.
Thuốc điều trị thoái hoá khớp háng
Khi người bệnh bị các cơn đau thoái hoá khớp háng kéo dài, khó khăn khi đi lại, thậm chí cơn đau lan xuống cả cơ chân thì bạn nên tiến hành can thiệp điều trị ngay. Không chỉ cải thiện được tình trạng đau nhức kéo dài, cải thiện khả năng vận động, việc sử dụng thuốc điều trị thoái hoá khớp háng, thực phẩm hỗ trợ chức năng xương khớp còn giúp phòng ngừa bệnh tái phát, làm chậm quá trình thoái hoá khớp sau này. Dưới đây là top những thuốc trị thoái hoá khớp háng được chuyên gia khuyên dùng và nhiều bệnh nhân lựa chọn.