Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là gì?

  • Thoái hoá cột sống là tình trạng cột sống bị viêm các khớp, gây ra các tổn thương về sụn khớp, xương quanh khớp, gây khó khăn khi di chuyển. Đây là căn bệnh mãn tính, trong đó thoái hoá cột sống cổ và thoái hoá cột sống thắt lưng là tình trạng phổ biến nhất của bệnh.

Thoái hoá cột sống thường gặp ở những nhóm đối tượng:

  • Với những người dưới 45 tuổi, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

  • Với những người trên 60 tuổi, khoảng 85% bị thoái hoá cột sống.

  • Người từng bị chấn thương cột sống.

  • Người béo phì, thừa cân.

  • Người làm công việc mang vác nặng thường xuyên, vận động viên hoạt động thể lực mạnh.

 

Bệnh thoái hoá cột sống thường gặp nhất là thoái hoá cột sống cổ và thoái hó cột sống lưng

Nguyên nhân thoái hóa cột sống

  • Chấn thương nặng ở vùng lưng, cổ hoặc phẫu thuật cột sống nhiều lần.

  • Đặc thù công việc: Những người làm công việc thường xuyên phải mang vác nặng, công việc văn phòng ngồi nhiều ít vận động.

  • Cân nặng: Những người béo phì có nguy cơ mắc thoái hoá cột sống cao hơn người bình thường do trọng lượng càng lớn thì áp lực lên cột sống và các khớp xương càng nhiều.

  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn từng có người bị các bệnh xương khớp, thoái hoá cột sống thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Thói quen sinh hoạt: Những người có thói quen ngồi gù lưng, nằm gối quá cao, thói quen hay xoay vặn khớp cổ, vận động thể thao không đúng cách dễ khiến đẩy nhanh quá trình thoái hoá khớp.

Triệu chứng thoái hóa cột sống

  • Đau nhức, cứng cơ lưng, khó cử động cổ vào buổi sáng sớm.

  • Đau âm ỉ dọc cột sống, cơn đau tăng lên khi bạn vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Thậm chí gây sốt, khó thở, co thắt dạ dày.

  • Tê bì chân tay, đau nhức lan xuống cả chân hoặc cả tay do tổn thương ở khớp cột sống đè lên dây thần kinh.

  • Đau mỏi vai gáy gây đau đầu, chóng mặt.

Biến chứng thoái hóa cột sống

Thoái hoá cột sống gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, nặng nhất là bại liệt 

  • Rối loạn tiền đình: Cột sống cổ bị thoái hoá dẫn đến việc chèn ép các dây thần kinh và mạch máu, gây nên tình trạng rối loạn tuần hoàn não. Đó là nguyên nhân nhiều người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ liên miên.

  • Bệnh huyết áp: Người bệnh thoái hoá cột sống cổ dễ bị cao huyết áp, huyết áp thấp thất thường do máu không thể lưu thông khắp cơ thể.

  • Thoái vị đĩa đệm: Tình trạng thoái hoá khớp cột sống cổ khiến người bệnh dễ bị tê biệt cánh tay dẫn tới nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao, teo cơ và bại liệt.

  • Rối loạn dây thần kinh: Dây thần kinh bị các khớp thoái hoá chèn ép dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như bại liệt cánh tay, mặt biến dạng, mất kiểm soát đại tiểu tiện.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống

  • Chụp X-quang: Phát hiện các tổn thương về xương, gai xương, độ xẹp của sụn khớp.

  • Chụp cộng hưởng từ: Xác định vị trí, mức độ tổn thương ở cột sống số mấy, từ đó xác định loại thoái hoá cột sống.

  • Xét nghiệm máu thi thoảng cũng được thực hiện ở một số trường hợp để giúp bác sĩ loại bỏ khả năng bệnh nhân bị viêm khớp.

Cách điều trị thoái hóa cột sống

  • Điều trị nội khoa
    • Với phương pháp điều trị nội khoa, bệnh nhân thoái hoá cột sống sẽ được hướng dẫn tự dùng thuốc tại nhà để cải thiện triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ. Bác sĩ cũng có thể tiêm corticoid tại chỗ để điều trị các cơn đau xương khớp ở mức độ nặng.
  • Điều trị ngoại khoa
    • Khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ được khuyên điều trị ngoại khoa, tức là tiến hành phẫu thuật cột sống. Tuy nhiên, phương pháp can thiệp phẫu thuật có khá nhiều rủi ro và ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh cần gây mê toàn thân, điều này có thể khiến tổn thương não, đau tim, đột quỵ, nhẹ thì buồn nôn, đau họng, khô miệng, ớn lạnh. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị rối loạn đông máu, đau nhức, nhiễm trùng.
  • Vật lý trị liệu thoái hoá cột sống
    • Phương điều điều trị thoái hoá cột sống bằng vật lý trị liệu tức là can thiệp các bài tập vận động chuyên khoa để cải thiện tình trạng, triệu chứng bệnh. Đây là phương pháp giúp nắn chỉnh cấu trúc cột sống bị lệch trục trở lại đúng vị trí, kéo giãn các khớp đang chèn ép lên dây thần kinh, từ đó kích thích cơ thể tự chữa lành các tổn thương. Với những bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn nặng, phương pháp chỉ có tác dụng giúp giảm đau tạm thời.

Cách phòng ngừa thoái hoá cột sống

  • Bổ sung canxi, vitamin D để phòng ngừa tình trạng loãng xương, thoái hoá xương khớp. Canxi, vitamin D có dồi dào trong các thực phẩm chế biến từ sữa, cá hồi, súp lơ, cam, ngũ cốc, nấm, thịt trắng, cá.
  • Bổ sung các axit béo omega, vitamin E: có trong các loại cá, các loại rau xanh.
  • Uống nhiều nước lọc, hạn chế dùng các đồ uống có chứa cồn và chất kích thích.
  • Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên để máu được lưu thông, phòng ngừa bệnh tật, duy trì sự linh hoạt của xương khớp.
  • Ngoài ra, bạn nên từ bỏ các thói quen vận động có hại cho cột sống như nằm ngủ một tư thế quá lâu, nằm sấp khi ngủ, thói quen xoay vặn cổ, nằm ngủ kê gối quá cao.

Thuốc điều trị thoái hoá cột sống

Với những trường hợp bệnh nhân thoái hoá cột sống ở mức độ nhẹ đến vừa và chưa xảy ra biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị tình trạng đau nhức, sưng tấy, kháng viêm và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm. Bệnh nhân có thể dễ dàng tự sử dụng thuốc để điều trị tại nhà.

Tham khảo các thuốc điều trị thoái hoá cột sống hiệu quả đang được các bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng dưới đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ