Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là gì?
Tâm thần phân liệt là tình trạng chức năng hoạt động của não bị rối loạn, gây ra hoang tưởng, ảo giác và các rối loạn về hành vi, suy nghĩ của bản thân người bệnh. Bệnh tâm thần phân liệt không phải là bệnh đa nhân cách, mà là sự chia cắt cân bằng tư duy và cảm xúc, dẫn tới nhân cách bị tan rã.
Tâm thần phân liệt là bệnh mạn tính và phải điều trị suốt đời. Người bị bệnh sẽ bị mất dần khả năng tự chăm sóc cho bản thân và các hoạt động bình thường cũng sẽ xấu dần theo thời gian.
Nguyên nhân Tâm thần phân liệt
Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng tâm thần phân liệt là:
-
Yếu tố di truyền: Những người có bố hoặc mẹ bị mắc bệnh này sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường 10 lần.
-
Yếu tố sinh hóa cũng có thể dẫn tới nguy cơ mắc tâm thần phân liệt.
-
Yếu tố gia đình: Những người sống trong gia đình không được vui vẻ, không khí gia đình luôn căng thẳng cũng rất dễ khiến bệnh bị bộc phát.
-
Yếu tố môi trường: Neus phải sống trong môi trường căng thẳng, luôn bị stress cũng góp phần gây nên tình trạng tâm thần phân liệt.
Dấu hiệu, triệu chứng của Tâm thần phân liệt
Các triệu chứng thường gặp của bệnh tâm thần phân liệt là:
-
Hoang tưởng: Khiến người bệnh có những ý tưởng không phù hợp và sai lầm với thực tế do bệnh gay ra, nhưng bệnh nhân lại cho là đúng với nội dung hoàng tưởng còn tùy theo chứng hoang tưởng. Có 3 loại hoang tưởng là Hoang tưởng tự cao, Hoang tưởng bị hại và Hoang tưởng bị chi phối, mỗi chứng hoang tưởng sẽ có các nội dung hoang tưởng khác nhau do bệnh gây nên.
-
Ảo thanh: Là tình trạng bệnh nhân luôn nghe thấy nhưng âm thanh, giọng nói vang lên bên tai hay trong đầu và thường là các âm thanh tiêu cực như cười nhạo bệnh nhân, chửi bới, đe dọa buộc tội...
-
Rối loạn khả năng suy nghĩ: Người bệnh thương nói lung tung, lộn xộn và khó hiểu, đôi khi bệnh nhân đang nói lại ngừng lại lúc sau mới nói tiếp và khiến người nghe không biết bệnh nhân đang nói gì.
-
Một số triệu chứng khác như: Mất đi ý muốn làm việc, giảm sự biểu lộ tình cảm, không muốn tiếp xúc với người khác, Không nghĩ rằng mình bị bệnh.
Các tác động của Tâm thần phân liệt đối với sức khỏe
Bệnh Tâm thần phân liệt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các hậu quả như:
-
Tự tử.
-
Hành vi tự gây thương tích và hủy hoại bản thân.
-
Gia đình xung đột.
-
Là thủ phạm hoặc nạn nhân của nạn bạo lực.
-
Mất khả năng học tập và làm việc.
-
Nghiện thuốc là nặng dẫn tới bệnh tim mạch.
Phòng tránh Tâm thần phân liệt
Một số biện pháp phòng tránh bệnh tâm thần phân liệt là:
-
Đến bệnh viện kiểm tra và khám nếu thấy xáo trộn về cảm xúc, tư duy hay ảo giác, nhất là ảo thanh.
-
Không để bản thân bị stress.
Khi có người thân bị bệnh tâm thần phân liệt thì:
-
Không đưa người bệnh đến thầy bùa, thầy cúng.
-
Không trói, nhốt hay xiềng xích người bệnh.
-
Không tranh luận với người bệnh.
-
Đưa người bệnh tới bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
-
Không tự ý thay thuốc hay ngừng thuốc cho người bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
-
Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
-
Hướng dẫn khuyến khích, kiên nhẫn giúp đỡ và có thái độ dung nạp người bệnh nếu họ mất khả năng làm việc.
-
Tạo điều kiện cho người bệnh được tham gia vào hoạt động phục hồi tâm lý tại cộng đồng và bệnh viện.
Điều trị Tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh cần điều trị suốt đời bằng các thuốc giúp cải thiện triệu chứng và liệu pháp tâm lý xã hội. Trước khi đưa ra phương pháp điều trị bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh, sau đó mới đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng thuốc phục hồi chức năng tâm lý và thuốc chống loạn thần. Bên cạnh đó bệnh nhân nên thực hiện các chế độ sinh hoạt phù hợp để giúp bệnh tình không chuyển biến xấu hơn.