Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim bất thường quá nhanh hoặc quá chậm. Bệnh lý này thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới. Rối loạn nhịp tim xảy ra do xung động điện ở tim bất thường, gây nên các dạng rối loạn nhịp tim phổ biến như:
-
Rối loạn vị trí giữa tâm nhĩ và tâm thất
-
Rối loạn tần số khiến nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm.
Nguyên nhân rối loạn nhịp tim
Bệnh rối loạn nhịp tim có thể là triệu chứng của các bệnh như:
-
Cao huyết áp
-
Bệnh về động mạch vành
-
Suy tuyến giáp
-
Biến chứng cơn đau tim
-
Bệnh về cơ tim
-
Rối loạn thần kinh thực vật tim
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra rối loạn nhịp tim bao gồm:
-
Tác dụng phụ của các loại thuốc dị ứng, thuốc điều trị ung thư
-
Người mắc bệnh tiểu đường
-
Người hút thuốc là nhiều, uống nhiều rượu bia, cà phê
-
Người bị căng thẳng stress thường xuyên
-
Yếu tố di truyền.
Biểu hiện rối loạn nhịp tim
Triệu chứng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất là nhận biết thông qua đo nhịp tim. Nhịp tim nhanh: Tim đập nhiều hơn 100 nhịp/phút. Nhịp tim chậm: Tim đập ít hơn 60 nhịp/phút. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng bao gồm: khó thở, ngất xỉu, thở dốc, chóng mặt, đánh trống ngực, người mệt mỏi.
Biến chứng rối loạn nhịp tim
-
Rung nhĩ chiếm khoảng 30% trong các trường hợp loạn nhịp tim khiến nhịp tim tăng nhanh đột ngột, dễ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch.
-
Suy tim: Tim đập nhanh hoặc chậm bất thường khiến tim bị rối loạn chu trình hoạt động, làm suy giảm chức năng tim.
-
Đột quỵ: Rối loạn nhịp tim có thể gây hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch, hình thành cơn đột quỵ nguy hiểm.
-
Tim ngừng đột ngột: Hoạt động bất thường của nhịp tim khiến tim không thể cung cấp đủ máu và oxy đi khắp cơ thể, tim có thể ngừng hoạt động đột ngột khiến bệnh nhân ngừng thở và mất đi ý thức.
Cách điều trị rối loạn nhịp tim
Bệnh rối loạn nhịp tim hoàn toàn có thể kiểm soát và chữa trị được. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp chữa trị rối loạn nhịp tim. Tùy vào nguyên nhân và từng loại rối loạn nhịp tim mà bác sĩ đưa ra phương pháp khác nhau. Bạn có thể chỉ cần dùng thuốc điều trị tại nhà để chống rối loạn nhịp tim. Nếu không hiệu quả, bạn có thể can thiệp phẫu thuật cấy dưới cơ ngực máy tạo nhịp tim để hỗ trợ tạo ra các xung điện, khôi phục tần số tim cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học để tối đa hóa hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim.
Cách phòng ngừa rối loạn nhịp tim
Bạn nên duy trì những thói quen lành mạnh sau để hạn chế bệnh tim mạch và phòng ngừa bệnh tiến triển:
-
Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc gắng sức và căng thẳng trong thời gian dài
-
Tránh ăn các loại nội tạng động vật, mỡ và các loại ngũ cốc tinh chế, đồ ăn chiên rán
-
Tránh ăn quá no gây khó tiêu, đầy bụng
-
Kiểm soát chế độ dinh dưỡng để không bị thừa cân
-
Duy trì tập thể thao điều độ ít nhất 30 phút mỗi ngày
-
Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc.
Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả
Các nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim bao gồm thuốc chống loạn nhịp, thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim, thuốc chẹn kênh canxi làm giảm dẫn truyền xung điện tim. Ngoài ra, người bệnh cần phối hợp với chế độ sinh hoạt khoa học để tăng cường tác dụng điều trị của thuốc. Bệnh nhân có thể tham khảo các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim cụ thể dưới đây.