Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường chu kỳ ngày kinh, số lượng máu kinh so với các chu kỳ trước của bạn. Đây không phải là dấu hiệu của bệnh lý mà rối loạn kinh nguyệt đơn giản có thể do thay đổi nội tiết, thay đổi lối sống hoặc cơ quan sinh dục bị tổn thương. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi với các biểu hiện và nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
-
Rối loạn kinh nguyệt có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý như: u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, viêm vùng chậu, viêm phụ khoa.
-
Rối loạn ăn uống, giảm cân quá mức cũng là nguyên nhân khiến nội tiết tố, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh.
-
Thời kỳ mang thai, cho con bú cũng là khoảng thời gian hóc môn cơ thể phụ nữ thay đổi khiến không có kinh.
-
Yếu tố tuổi tác: Phụ nữ đang trong giai đoạn dậy thì hoăc giai đoạn tiền mãn kinh là những thời điểm hóc môn cơ thể không ổn định, dễ bị rối loạn kinh nguyệt.
-
Căng thẳng, stress thường xuyên cũng có thể khiến nội tiết tố cơ thể bị ảnh hưởng.
-
Phụ nữ mang thai nhiều lần cũng có nguy cơ cao bị rong kinh hơn.
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt
Bạn có thể nhận biết dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt qua các bất thường ở chu kỳ kinh và lượng máu kinh. Cụ thể:
-
Bất thường chu kỳ kinh: Vòng kinh của bạn dài bất thường trên 35 ngày hoặc ngắn bất thường dưới 22 ngày, hoặc vài tháng không có kinh.
-
Bất thường về lượng máu kinh: xảy ra tình trạng rong kinh trên 7 ngày, thiếu kinh với tình trạng ra máu kinh chỉ 2 ngày, cường kinh với tình trạng lượng máu kinh ra nhiều bất thường.
Ngoài ra, màu máu kinh thường có màu sẫm, mùi tanh, không đông hoặc máu kinh có lẫn cục máu đông là những dấu hiệu bất thường.
Người bệnh bị rối loạn kinh nguyệt cũng thường bị đau bụng kinh với cơn đau lan rộng sang cả vùng bụng và cột sống, kèm theo đau lưng, tức ngực, buồn nôn, chóng mặt.
Biến chứng rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt thường xuyên, không được can thiệp điều trị sớm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ:
-
Gây thiếu máu, ảnh hưởng đến tim do tình trạng rong kinh. Ở mức độ nhẹ, tình trạng thiếu máu cũng làm cho bạn bị mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu.
-
Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Bạn dễ bị viêm nhiễm vùng kín hoặc các bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.
-
Nguy cơ vô sinh: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt rất khó tính ngày rụng trứng, từ đó giảm khả năng thụ thai và mang thai.
Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Việc điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt trước hết cần xác định rõ nguyên nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng thêm các loại thuốc, thực phẩm chức năng điều chỉnh cân bằng nội tiết tố cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên giữ tinh thần thoải mái, hạn chế làm việc căng thẳng, bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
Cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt
Với tình trạng rối loạn kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố, bạn có thể phòng ngừa bằng các lưu ý sau:
-
Không nên sử dụng thuốc tránh thai hoặc lạm dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp.
-
Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá
-
Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế làm việc căng thẳng và stress kéo dài
-
Không nên thức quá khuya thường xuyên
-
Tăng cường vận động thể dục thể thao
-
Ăn uống đúng bữa, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là ăn nhiều thực phẩm chứa sắt trong kỳ kinh nguyệt.
Thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả
Các loại thuốc dùng để điều trị rối loạn kinh nguyệt chủ yếu là thuốc nội tiết tố. Nếu bị rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân là các bệnh lý ngoại khoa hoặc do tác dụng phụ của thuốc thì cần trao đổi cụ thể với bác sĩ. Bạn có thể tham khảo các thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả dưới đây.