Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là gì?
Máu được vận chuyển đến tim qua động mạch vành trái và động mạch vành phải. Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc mạch xảy ra ở một trong hai hoặc cả hai nhánh động mạch vành. Do nhồi máu cơ tim mà một vùng cơ tim có thể bị chết tạm thời do thiếu máu, dẫn đến tình trạng suy tim, đột tử nguy hiểm. Theo thống kê của Bộ y tế, 10% các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân nhồi máu cơ tim
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim là:
-
Xơ vữa động mạch: do mảng xơ vữa ở động mạch tích tụ lại lâu ngày và bám vào thành mạch máu gây tắc nghẽn, không thể vận chuyển oxi và máu lưu thông.
-
Độ tuổi: Những người trên 30 tuổi có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hơn do quá trình hình thành mảng xơ vữa ở động mạch.
-
Do bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường khiến lắng đọng cholesterol ở thành mạch máu.
-
Do các yếu tố như thừa cân, hút thuốc lá, người ít vận động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
-
Người tiền sử bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ.
Biểu hiện nhồi máu cơ tim
Người bệnh nhồi máu cơ tim thường bị các cơn đau thắt dữ dội ở vùng xương ức trước tim, cơn đau lan dần tới 2 vai và các ngón tay. Cơn đau tahwts tim thường xuất hiện đột ngột, kéo dài trong khoảng 20 phút và khó thuyên giảm kể cả dùng thuốc lúc đó.
Với nguyên nhân bệnh nhồi máu cơ tim do cao huyết áp, đái tháo đường, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau mức độ nhẹ hơn.
Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, da nhợt nhạt. Sau khi hết cơn đau, người bệnh sẽ bị suy giảm trí nhớ, đánh trống ngực.
Biến chứng nhồi máu cơ tim
Do trong thời gian xảy ra cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh dễ bị vỡ tim, tác mạch máu, tắc mạch tại phổi nên nguy cơ tử vong rất cao. Cơn nhồi máu cơ tim sau đó còn để lại nhiều di chứng như:
-
Rối loạn nhịp tim
-
Tai biến mạch máu não
-
Suy tim cấp
-
Thiếu máu tới cơ tim
-
Vỡ tim
Một số biến chứng muộn ảnh hưởng tới chức năng hệ tim mạch như:
-
Đau dây thần kinh
-
Suy tim
-
Vách tim phình to
-
Viêm màng tim.
Cách điều trị nhồi máu cơ tim
Một số phương pháp điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim trong cơn đau là hỗ trợ thở oxy, dùng các thuốc giảm đau thắt ngực, thuốc kiểm soát nhịp tim và tăng cường lưu thông máu.
Để điều trị triệt để, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh và can thiệp phẫu thuật để làm thông vùng động mạch vành bị tắc nghẽn. Phổ biến là can thiệp mạch vành và Mổ bắc cầu mạch vành.
Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim
-
Duy trì chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa các bệnh tim mạch nguy hiểm. Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá.
-
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường lưu thông máu cho cơ thể
-
Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia. Đối với nam giới: không quá 3 đơn vị rượu/ ngày. Đối với nữ giới: không quá 2 đơn vị rượu/ ngày
Thuốc điều trị nhồi máu cơ tim hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim như aspirin (chống đông máu), thuốc chẹn beta (hạ huyết áp), thuốc ức chế men chuyển angiotensin (giúp hạ huyết áp và bảo vệ cơ tim), các loại thực phẩm chức năng tăng cường lưu thông máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Người bệnh có thể tham khảo cụ thể các loại thuốc điều trị nhồi máu cơ tim hiệu quả dưới đây.