Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp là gì?
Nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa, bệnh có xảy ra với mọi lứa tuổi và giới tính tại mọi thời điểm. Nhiễm trùng đường hô hấp có 2 loại là nhiễm trùng hô hấp trên và dưới. Nhiễm trùng hô hấp trên viết tắt là URIs , đây là bệnh có liên quan tới xoang, họng, hầu, mũi và thanh quản. Nhiễm trùng hô hấp dưới xảy ra ở 2 lá phổi và đường dẫn khí lớn phía thấp, tình trạng này thường gặp nhất là viêm phế quản và viêm phổi. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn tới nhiều biến chứng không ngờ đến.
Muốn biết các nguyên nhân, triệu chứng để phòng tránh và chữa trị bệnh mời bạn tìm hiểu qua bài đọc dưới đây.
Nguyên nhân Nhiễm trùng đường hô hấp
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng hô hấp như:
-
Nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng hô hấp trên là do Virus, hệ miễn dịch sẽ tự chiến đấu mà không cần sự hỗ trợ của kháng sinh.
-
Nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng hô hấp dưới là do nhiễm trùng hô hấp trên hoặc do viêm phổi và viêm phế quản cấp gây ra.
Triệu chứng Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp có nhiều triệu chứng, một số triệu chứng thường gặp là:
-
Triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp dưới gồm: Nhịp tim nhanh, đau đầu, ho có đờm, đau thắt ngực, thở khó khăn, các giác mệt lừ, đau nhức cơ.
-
Triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên gồm: Chảy nước mắt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, người hơi mệt, đau đầu, đau họng, đau cơ, khó thở.
Biến chứng Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:
-
Viêm não viêm cầu thận, viêm tim, thấp khớp cấp.
-
Viêm phế quản cấp, viêm phổi và có thể dẫn tới tử vong.
Phòng ngừa Nhiễm trùng đường hô hấp
Cách phòng tránh nhiễm trùng hô hấp là:
-
Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết trở lạnh, nhất là các vị trí quan trọng như cổ, ngực, đuầ, bàn tay, bàn chân.
-
Ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây và rau xanh để tăng sức đề kháng.
-
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn sau sinh và đến 2 tuổi.
-
Uống nhiều nước, không ăn hay uống đồ quá lạnh.
-
Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ.
-
Hạn chế đi tới những nơi đông người, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
-
Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc và bụi, giữ nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng.
-
Cần đến ngay bệnh viện để được khám bệnh nếu thấy có dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Điều trị Nhiễm trùng đường hô hấp
Trước khi đưa ra phương pháp điều trị bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm một số các xét nghiệm lâm sàng để biết được tình trạng và nguyên dân gây bệnh. Các xét nghiệm mà bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện là:
-
Xét nghiệm kháng nguyên nhanh bằng cách lấy mẫu dịch ở họng bằng gạc.
-
Chụp X-quang một bên cổ nếu bạn thấy khó thở để kiểm tra nắp thanh quản xem có bị viêm không.
-
Chụp X-quang ngực nếu nghi ngờ người bệnh bị viêm phổi.
-
Chụp CT nếu nghi ngờ người bệnh bị viêm xoang.
-
Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu, vi khuẩn hoặc virus.
Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị hợp lý theo tình trạng của bệnh. Các phương pháp điều trị bệnh là:
-
Điều trị triệu chứng: Không tiếp xúc với khói bụi, uống nhiều nước, tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, dùng máy tạo độ ẩm trong nhà, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn răng miệng hoặc nước muối.
-
Sử dụng thuốc giúp giảm triệu chứng như: Thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc điều trị nghẹt mũi.