Nhiễm nấm candida
Nhiễm nấm candida là bệnh gì?
Nhiễm nấm candida là tình trạng viêm nhiễm do nấm men gây ra, chủ yếu do nhiễm nấm candida albicans. Nhiễm nấm candida có thể xảy ra ở nhiều vùng trên cơ thể gây viêm nhiễm, tiêm biểu là miệng-họng, âm đạo và da.
Thông thường, nấm men candida có thể được kiểm soát bởi các lợi khuẩn đường ruột và hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, nấm men candida sẽ phát triển và gây bệnh, biểu hiện triệu chứng cùng lúc ở nhiều vùng trên cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm nấm candida
Nấm men candida albicans luôn có sẵn trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy giảm khiến nấm men phát triển quá mức và gây viêm nhiễm. Các nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến bao gồm:
- Do dùng thuốc kháng sinh quá nhiều, lạm dụng thuốc trong thời gian dài
- Hệ miễn dịch bị suy giảm do tác dụng phụ của các thuốc điều trị ung thư
- Người mắc các bệnh như ung thư, HIV, đái tháo đường
- Lạm dụng thuốc tránh thai
- Dùng răng giả không đúng cách trong thời gian dài
- Mặc quần áo quá chật thường xuyên
- Vệ sinh cá nhân kém
- Thời kỳ mang thai
- Béo phì.
Bệnh nhiễm nấm candida không lây qua đường sinh dục. Bạn có thể bị lây nhiễm bệnh nếu dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh, dùng khăn tắm ướt, quần áo nhiễm nấm từ hậu môn.
Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng thường nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai.
Triệu chứng bệnh nhiễm nấm candida
- Nhiễm nấm candida ở miệng: Biểu hiện của bệnh là miệng xuất hiện mảng trắng ở lưỡi, vòm miệng, xung quanh môi. Nếu cạo sạch mảng trắng này sẽ thấy vùng da ở miệng bị ửng đỏ kèm chảy máu nhẹ. Ngoài ra, tình trạng tưa miệng có thể kèm theo nứt nẻ, đỏ ửng ở khoé miệng.
- Viêm thực quản: Bạn có thể cảm thấy đau khi nuốt, đau ở ngực hoặc sau sau xương ức.
- Trên da: Da xuất hiện các mảng ửng đỏ gây ngứa kèm mụn mủ nhỏ.
- Nhiễm nấm candida ở âm đạo: Dịch tiết âm đạo sệt, ngứa âm đạo, cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, khó chịu khi đi tiểu.
- Nhiễm nấm candida ở máu: Người bệnh sốt không rõ nguyen nhân kèm theo sốc, suy đa tạng.
Cách điều trị bệnh nhiễm nấm candida
Để chẩn đoán bệnh nhiễm nấm candida, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi thực quản, xét nghiệm máu và sinh thiết để xác định vị trí mắc bệnh. Sau đó, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc để điều trị với từng vị trí mắc bệnh cụ thể.
Với trường hợp nhiễm nấm candida nặng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn dùng thêm các loại kem kháng nấm, thuốc kháng nấm dạng uống.
Cách phòng ngừa bệnh nhiễm nấm candida
Bạn có thể phòng ngừa tất cả các bệnh nhiễm nấm bằng cách giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dùng thuốc theo đúng liều lượng và duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học.
Với những đối tượng bệnh nhân bị HIV, bệnh đái tháo đường có hệ miễn dịch bị suy yếu, bạn nên tiến hành điều trị bệnh sớm và điều trị đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tình trạng viêm nhiễm do nấm candida.
Thuốc điều trị nhiễm nấm candida
Với tình trạng nhiễm nấm ở miệng, bạn có thể dùng thuốc điều trị dạng ngậm hoặc uống. Với tình trạng nhiễm nấm ngoài da, bạn dùng thuốc chống nấm dạng kem bôi. Với nhiễm nấm âm đạo, các loại viên đặt âm đạo thường được sử dụng bao gồm nystatin, miconazole, clotrimazole. Khi nhiễm nấm trong máu, có dạng thuốc chống nấm tiêm tĩnh mạch. Bạn có thể tham khảo cụ thể các loại thuốc điều trị bệnh nhiễm nấm candida hiệu quả dưới đây: