Mề đay
Mề đay là gì?
Mề đay (mày đay) là tình trạng các mao mạch niêm mạc dưới da phản ứng với các tác nhân gây dị ứng gây nên hiện tượng ngứa và phồng lên ở một vùng da hoặc nhiều vùng da khác nhau. Đây là bệnh dị ứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy không phải là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng bệnh mày đay có thể tái phát và gây khó chịu rất nhiều cho người bệnh.
Bệnh mề đay được chia làm 2 loại chính:
-
Mề đay mãn tính: bệnh kéo dài trên 6 tuần
-
Mề đay cấp tính: bệnh kéo dài dưới 6 tuần.
Mề đay cấp tính có thể tự khỏi sau khoảng vài ngày nhưng nếu bạn bị mề đay mãn tính thì bệnh rất lâu khỏi và có thể ảnh hưởng tới các cơ quan khác như phổi, đường tiêu hoá.
Nguyên nhân mề đay
Bệnh mề đay do cơ thể sản sinh quá nhiều histamin để chống lại các dị nguyên lạ hoặc virus xâm nhập vào cơ thể. Các mao mạch dưới da sẽ hình thành phản ứng phù tại chỗ gây ngứa ngáy, khó chịu và da xuất hiện các bọng nước.
Bệnh mày đay không phải là bệnh truyền nhiễm, không thể truyền từ người này sang người khác. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mày đay, chủ yếu do:
-
Côn trùng cắn
-
Phản ứng do dị ứng thuốc
-
Dị ứng với thức ăn
-
Dị ứng với hoá mỹ phẩm
-
Rối loạn hệ miễn dịch
-
Di truyền
-
Thay đổi thời tiết
-
Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi nam giới.
Biểu hiện mề đay
Nổi mày đay với mỗi giai đoạn và mỗi cơ địa từng người có những biểu hiện khác nhau. Bạn có thể nhận biết bệnh mày đay qua những triệu chứng nổi bật sau:
-
Da nổi mẩn đỏ, dần, phù ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Những vết mẩn đỏ thường tạo thành mảng, đa dạng kích thước.
-
Vùng da nổi mẩn kèm theo ngứa khó chịu và nóng rát. Bạn càng gãi thì càng thấy ngứa da bong tróc và chảy máu.
-
Da nổi mụn nước theo từng mảng to, có thể kèm theo khó thở, nhiễm trùng da.
Biến chứng của bệnh mề đay
Bệnh mề đay mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm và bệnh dễ tái phát. Các triệu chứng khó chịu của bệnh có thể khiến người bệnh ngứa và gãi liên tục gây nhiễm trùng da và để lại sẹo, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ.
Ngoài ra, mề đay mãn tính kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
-
Với hệ hô hấp: sưng vùng họng, khó thở, thở gấp, sưng mạch khí quản.
-
Với đường tiêu hoá có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng.
-
Với não: Phù nề não, giãn mạch, tụt huyết áp.
Cách điều trị mề đay
Với trường hợp nổi mề đay cấp tính, bệnh có thể tự khỏi. Bạn có thể dùng thêm các thuốc tây y để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh mề đay như: chườm lạnh, đắp nha đam, đắp lá khế, tắm lá trầu không,...
Với những trường hợp bị nổi mề đay mãn tính, bạn cần can thiệp điều trị bệnh bằng thuốc Tây y theo liệu trình của bác sĩ, xác định nguyên nhân và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn như nhiễm giun sán, suy giảm chức năng gan, bệnh tuyến giáp.
Nổi mề đay có cần kiêng gió không?
Theo quan niệm dân gian khi điều trị mề đay, bệnh nhân cần kiêng gió để tránh mề đay bị lan sang nhiều vùng da khác. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã khẳng định người bệnh mề đay kiêng gió chỉ có tác dụng nếu nổi mề đay do thời tiết thay đổi. Nếu nguyên nhân gây bệnh vì lý do khác thì không cần kiêng gió. Bạn chỉ cần che chắn vùng da bị mề đay khi đi ra ngoài để tránh bụi bẩn, vi khuẩn làm vùng da bị kích ứng thêm.
Thuốc điều trị mề đay hiệu quả
Các thuốc điều trị bệnh mề đay bao gồm: thuốc kháng histamin (Kymbokuld, Ebost, Telfor,...), thuốc kháng leukotrien, thuốc corticoid chống viêm và chống dị ứng, thuốc Omalizumab điều trị mề đay vô căn, các thuốc ức chế hệ miễn dịch. Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp, vừa giúp giảm triệu chứng bệnh vừa ngăn bệnh tái phát. Bạn có thể tham khảo cụ thể các thuốc điều trị mề đay hiệu quả sau đây.