Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là bệnh gì?
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn gây viêm cấp và mãn tính các mô khác nhau trên cơ thể. Bệnh xảy ra khi rối loạn hệ miễn dịch, cơ thể tự sinh ra kháng thể tấn công vào khớp, da, tim, phổi, thận, hệ thần kinh,... Lupus ban đỏ bao gồm nhiều thể:
- Lupus ban đỏ dạng đĩa: gây phát ban da mãn tính
- Lupus ban đỏ hệ thống là loại phổ biến nhất, tác động lên nhiều bộ phận cơ thể.
Theo số liệu thống kê, 90% bệnh nhân bị lupus ban đỏ đều là nữ giới nằm trong độ tưởi từ 15 đến 50 tuổi.
Nguyên nhân bệnh bệnh lupus ban đỏ
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh lupus ban đỏ và các bất thường trong hệ miễn dịch. Tuy nhiên, theo khảo sát ở các bệnh nhân, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn hẳn là do:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn, anh chị em ruột có người từng mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cao gấp 20 lần người bình thường. Tuy rằng nguyên nhân được xác định có liên quan tới mặt di truyền học nhưng không phải do một gen đơn lẻ nào.
- Yếu tố môi trường: nếu bạn dùng quá liều các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh hoặc đang mắc các bệnh do nhiễm khuẩn, bệnh hóc môn thì nguy cơ bị lupus ban đỏ cũng cao hơn.
- Do giới tính: Hoóc môn sinh dục (như estrogen) có vai trò xúc tác trong việc hình thành bệnh. Do đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 10 lần nam giới.
Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ
- Biển hiện ngoài da là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ thấy các vết ban đỏ nổi bất thường, hồng ban có dạng hình cánh bướm nổi ở mặt, cổ, bàn tay. Các vùng nổi ban chủ yếu xuất hiện ở những vùng da hở do chúng rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bệnh tiến triển lâu dài thành hồng ban dạng đĩa, da có bọng nước, xuất huyết.
- Niêm mạc trong miệng dễ bị lở loét, vàng tóc và dễ gãy rụng.
- Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau ngực, khó thở, có thể gây suy tim.
- Bệnh nhân bị viêm phổi, viêm màng phổi, suy hô hấp.
- Bệnh nhân bị viêm khớp, giảm khả năng vận động và đi lại.
- Bệnh nhân bị thiếu máu với biểu hiện da xanh xao, môi tím tái, yếu sức, giảm lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Bệnh cũng có ảnh hưởng tới thận gây viêm thận với các biểu hiện tiểu đục, tiểu ra máu, phù toàn thân.
- Bệnh tâm thần: Lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây rối loạn phương hướng, mất trí nhớ, giảm tri giác.
Biến chứng bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ thường tiến triển thành từng đợt cấp tính, đợt sau nặng hơn đợt trước nên nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh gây ảnh hưởng tới toàn bộ các bộ phận cơ thể, có thể đe doạ đến tính mạng người bệnh. Cụ thể, các biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể khái quát bao gồm:
- Biển chứng hệ tim mạch: Lupus ban đỏ gây ra tràn dịch màng tim, viêm cơ tim, suy tim mán tính. Tình trạng này dễ khiến người bệnh đột quỵ và tử vong do truỵ mạch.
- Biến chứng hệ hô hấp: bệnh nhân bị khó thở, suy hô hấp cấp.
- Biến chứng thận: Bệnh có thể gây phá huỷ cầu thận do viêm cầu thận, suy thận nặng.
- Biến chứng hệ thần kinh: Bệnh nhân bị co giật, rối loạn tâm thần không thể hồi phục.
- Biến chứng do thuốc điều trị rối loạn hệ miễn dịch có thể gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết và tử vong.
Cách điều trị lupus ban đỏ
Việc điều trị bệnh lupus ban đỏ hiện nay chưa có thuốc đặc trị và phương pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy, dựa trên nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị triệu chứng cho người bệnh để hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Phương pháp điều trị bệnh phổ biến được áp dụng hiện nay là điều trị bằng thuốc.
Cách phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ
Một số phương pháp phòng ngừa lupus ban đỏ và kiểm soát bệnh tốt hơn bao gồm:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với ánh nắng mặt trời, che chắn cơ thể và sử dụng kem chống nắng thường xuyên.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn hằng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi, hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ để hạn chế mắc bệnh tim mạch.
- Rèn luyện cơ thể khoẻ mạnh với các môn thể thao phù hợp với thể trạng cơ thể.
Thuốc điều trị lupus ban đỏ hiệu quả
Nếu các triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm, thuốc bôi ngoài da cho bệnh nhân. Ngoài ra, một số thuốc điều trị toàn thân được áp dụng là thuốc chống dị ứng, thuốc kháng viêm và giảm đau, thuốc ức chế hệ miễn dịch. Bệnh nhân có thể tham khảo các thuốc điều trị lupus ban đỏ hiệu quả sau đây.