Lang ben
Lang ben là bệnh gì?
Lang ben là tình trạng da bị nhiễm nấm Pityrosporum gây nên tình trạng da xuất hiện các mảng da sáng màu. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh và bệnh thường biểu hiện ở các vị trí ngực, lưng, tay, mặt. Lang ben không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ. Bệnh có xu hướng lây lan dễ dàng từ người này sang người khác qua đường hô hấp hoặc dùng chung, ở chung.
Nguyên nhân gây lang ben
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm lang ben có thể kể đến là:
- Da tiết nhiều mồ hôi
- Da tăng tiết dầu
- Thời tiết nóng ẩm
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch do mắc các bệnh như HIV, cúm, sởi.
- Vệ sinh cá nhân kém
- Thay đổi nội tiết tuổi dậy thì.
Bệnh lang ben có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc nhưng thường gặp nhất là ở tuổi thanh thiếu niên và thanh niên.
Triệu chứng nhận biết bệnh lang ben
Các triệu chứng lang ben dễ dàng nhận biết bao gồm:
- Da nổi các đốm lạ với kích thước dần dần tăng lên. Đốm có màu sáng hơn hoặc tối hơn màu da, thường là màu trắng, đỏ, hồng, nâu
- Các vết đốm xuất hiện trên bất kỳ vùng da nào của cơ thể, thường gặp là ở cổ, lưng, ngực, cánh tay
- Vết đốm có thể đóng vảy, khô và gây ngứa
- Các vết đốm có thể biến mất khi nhiệt độ môi trường giảm nhưng lại tái phát vào mùa nóng.
- Da xuất hiện các mảng sáng hơn hoặc tối hơn da.
Chẩn đoán bệnh lang ben
Để chẩn đoán lang ben, bác sĩ sẽ dùng ánh sáng cực tím để kiểm tra vùng da nghi ngờ mắc bệnh. Làn da sẽ xuất hiện màu vàng-xanh dưới ánh sáng cực tím để phát hiện các vùng da khác sắc tố màu. Nếu lang ben kèm theo nhiễm nấm men, bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi quan sát mô da để phát hiện dấu hiệu bệnh.
Cách điều trị lang ben
Với bệnh lang ben, bạn có thể tự điều trị bệnh bằng thuốc tại nhà. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn dùng các loại thuốc chống nấm dạng bôi liên tục trong 1-2 tuần. Khi thấy các đốm nổi gờ và đóng vảy là bệnh đã được điều trị khỏi, màu sắc da có thể sau vài tháng mới trở lại màu sắc bình thường.
Với những bệnh nhân lang ben trên vùng da rộng, gây tổn thương da nhiều thì nên dùng thêm các thuốc chống nấm dạng uống. Với trẻ em có làn da nhạy cảm hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi tiến hành điều trị lang ben cho trẻ.
Bạn nên đi khám và điều trị lang ben tại các trung tâm y tế trong trường hợp dùng thuốc điều trị tại nhà không có hiệu quả, tình trạng lang ben tái phát lại nhiều lần hoặc lan rộng ở nhiều vùng cơ thể.
Cách phòng ngừa lang ben
- Lau người thật khô sau khi tắm rồi mới mặc quần áo để tránh ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da.
- Giặt quần áo, chăn màn thường xuyên, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
- Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời khi có cường độ mạnh, đặc biệt là buổi trưa.
- Khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi cần làm sạch cơ thể ngay.
- Không dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân, giặt chung đồ với người mắc bệnh.
Thuốc điều trị lang ben hiệu quả
Thuốc điều trị lang ben thường ở dạng bôi hoặc kết hợp thành phần trong dầu gôi, xà phòng để bệnh nhân dễ dàng sử dụng hằng ngày. Thành phần của thuốc trị lang ben thường có selenium sulfide, pyrithione hoặc ketoconazole. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, bạn có thể dùng thêm các thuốc chống nấm dạng uống. Tham khảo cụ thể các thuốc điều trị bệnh lang ben được các chuyên gia khuyên dùng dưới đây: