Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là gì?
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng co bóp bàng quang không đúng thời điểm, gây cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần đi tiểu ngay, nhịn sẽ bị tiểu són, không kiểm soát được tình trạng muốn đi tiểu. Có hơn 50% bệnh nhân âm thầm chịu đựng tình trạng này do tâm lý xấu hổ, ngại không giá tới bệnh viện để khám và điều trị. Hội chứng bàng quang tăng hoạt này nếu không được điều trị và phát hiện sớm có thể gây nên sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận, thận hư,...
Hội chứng bàng quang tăng hoạt không nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng tới việc hoạt tập, sinh hoạt và công tác hàng ngày. Bàng quang tăng hoạt có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý của bệnh nhân. Đặc biệt là những người trẻ tuổi.
Nguyên nhân Bàng quang tăng hoạt
Các nguyên nhân gây nên tình trạng bàng quang tăng hoạt là:
-
Rối loạn thần kinh trong bệnh Parkinson, bệnh xơ hóa tủy, bệnh đái tháo đường, đột quỵ, tổn thương tủy sống do chấn thương, …
-
Những bất thường trong bàng quang như khối u hoặc sỏi bàng quang.
-
Uống cà phê hoặc rượu quá mức.
-
Các yếu tố gây cản trở dòng chảy của bàng quang như tác động điều trị vùng tiểu khung, u xơ tuyến tiền liệt.
-
Một số trường hợp không thể xác định được nguyên nhân.
Triệu chứng của Bàng quang tăng hoạt
Các triệu chứng có thể gặp khi bị bàng quang tăng hoạt là:
-
Tình trạng tiểu gấp, không nhịn được tiểu, thường có cảm giác bất chợt muốn tiểu và cần phải đi tiểu ngay.
-
Đôi khi người bệnh bị són tiểu ngay theo sau cảm giác tiểu gấp.
-
Còn có nhiều người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày (trên 8 lần) tính từ lúc thức dậy đến khi đi ngủ hoặc phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu và sau đó khó ngủ lại gây khó chịu cho người bệnh.
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt là:
-
Lớn tuổi.
-
Bệnh lý thần kinh: Parkinson, đột quỵ, ...
-
Nữ giới thường có nguy cơ mắc cao hơn nam giới.7
-
Mang thai nhiều lần.
-
Bệnh lý đường tiết niệu như: phì đại lành tính tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, ...
Phòng ngừa Bàng quang tăng hoạt
Việc điều chỉnh chế độ ăn sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh và hạn chế bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các biện pháp phòng ngừa bàng quang tăng hoạt là:
-
Giảm hấp thu chất lỏng: Chia lượng nước uống thành nhiều lần trong ngày.
-
Hạn chế các loại thức uống khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần: Nước uống có chứa cồn như bia, rượu, nước uống có nhiều caffeine như cà phê, nước ngọt có ga, nước tăng lực và trà.
-
Tránh các loại thực phẩm có thể khiến cho triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn: Thực phẩm giàu tính axit, các chất làm ngọt nhân tạo, thức ăn mặn như chanh, bưởi, cam, nho hay cà chua, khoai tây chiên, các thực phẩm mặn khác, saccharin, aspartame và các chất làm ngọt nhân tạo khác.
Chẩn đoán Bàng quang tăng hoạt
-
Bệnh bàng quang tăng hoạt được chẩn đoán khi có các triệu chứng tiểu gấp kèm theo như: tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm. Các tác nhân chuyển hóa hoặc các tổn thương bệnh lý tại chỗ kèm theo có thể gây nên các triệu chứng nêu trên như:
-
Hội chứng đường tiểu dưới
-
Các thuốc lợi tiểu, thuốc hạ áp, thuốc chống trầm cảm, ...
-
Các bệnh nội khoa như: các bệnh thần kinh, suy tim ứ huyết, đái tháo đường, chứng táo bón mạn tính, ...
-
Thói quen ăn uống như: uống nước quá nhiều, uống cà phê nhiều, ...
Điều trị Bàng quang tăng hoạt
Bệnh bàng quang tăng hoạt có thể được chữa khỏi nhưng có thể tái phát lại theo từng giai đoạn nếu các yếu tố thuận lợi xuất hiện. Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng 3 bước:
-
Thay đổi hành vi: Điều chỉnh chế độ ăn uống, điều chỉnh lượng nước uống vào trong cơ thể của người bệnh, tập co thắt cơ sàn chậu, tập kìm nén, tập luyện bàng quang và kiểm soát tiểu gấp.
-
Các biện pháp dùng thuốc.
-
Các biện pháp can thiệp khi bệnh nhân kháng thuốc hoặc không dung nạp được thuốc: Kích thích thần kinh cùng, tiêm onabotulinumtoxin A vào bàng quang, kích thích thần kinh chày, mở rộng bàng quang bằng ruột.