Ho

Ho là gì?

Ho là cách để cơ thể làm sạch đường hô hấp, tống dị vật ra khỏi thanh quản, hầu họng, khí quản và phổi. Ho là một phản xạ có lợi giúp vệ sinh, bảo vệ đường hô hấp. Những trường hợp ho có máu, ho kéo dài và ho có đờm lại là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, viêm phế quản,...

Ho

Nguyên nhân của Ho

Những nguyên nhân khiến cơ ho xuất hiện chủ yếu liên quan tới đường hô hấp. Các vi khuẩn và hạt siêu vi bụi mà mắt không thấy được thường đi qua không khí mà chúng ta hít phải, từ đó thông qua đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể, nhưng được hệ thống lông mao cản lại vì thế cơ thể sẽ có phản ứng ho tự nhiên để đẩy các dị vật đó ra giúp cho đường hô hấp sạch sẽ. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới ho:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp do các virus.

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hay còn gọi là tắc nghẽn phổi mãn tính.

  • Bệnh lý về phổi như viêm phổi, bụi phổi, áp xe phổi, lao,...

  • Hen suyễn, dẫn tới tình trạng cản trở trao đổi khí, gây ngứa cổ và dẫn tới ho.

  • Giãn phế quản là các cơn ho diễn ra vào buổi sáng sớm khi ta ngủ dậy và kèm theo đờm.

  • Viêm phế quản xảy ra do bị kích ứng và kéo dài trên 1 tháng.

  • Dị ứng là tình trạng hệ hô hấp bị kích ứng do tiếp xúc với khói bụi, lông cho mèo, phấn hoa hay hóa chất.

Dấu hiệu, triệu chứng Ho

Nếu ho chỉ diễn ra 1-2 nhịp rồi dừng lại thì đây là phản xạ tự nhiên để làm sạch đường hô hấp của cơ thể. Nếu cơn ho kéo dài kèm theo các dấu hiệu hay triệu chứng thì bạn nên cẩn thận. Các triệu chứng của ho là:

  • Cơ thể ớn lạnh.

  • Sốt cao.

  • Nhức mỏi toàn thân.

  • Buồn nôn.

  • Viêm và đau rát cổ họng.

  • Ho ra đờm lẫn máu.

  • sổ mũi.

  • Hay bị đổ mồ hôi.

  • Đau tức ngực.

  • Đau nhức đầu.

Các loại Ho thường gặp

Bác sĩ sẽ thông qua các triệu chứng và thời gian ho để xác định nguyên nhân và cách điều trị. Dưới đây là một số chứng ho thường gặp:

  • Ho cấp tính thường diễn ra dưới 3 tuần và đột ngột.

  • Ho mãn tính thường kéo dài trên 2 tháng và nặng hơn ho cấp tính.

  • Ho có đờm là phản xạ có lợi, giúp đường hô hấp thông thoáng hơn.

  • Ho khan đây là tình trạng ho tái diễn nhiều lần và kéo dài nhưng không có đờm và các dịch nhầy.

  • Ho gà đây là dấu hiệu đường hô hấp của bạn đang bị nhiễm khuẩn.

  • Ho ra máu thường gặp ở bệnh nhân lao và viêm phế quản mạn tính.

  • Ho mất tiếng là tình trạng các cơn ho kéo dài, do bị nhiễm trùng đường hô hấp, viêm thanh quản, xơ thanh quản.

Bệnh ho

Ho có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh bị ho kéo dài và diễn ra trong nhiều tuần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

  • Ngủ không ngon giấc, cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi.

  • Ho nhiều, khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn.

  • Ho có thể gây viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi.

  • Gây khó thở, đau họng, kém ăn.

Nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới ho lao, ho gà,... gây nguy hiểm tới tính mạng và lây nhiễm bệnh. Đặc biệt ở trẻ em, ho nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ sau này. Do vậy khi có các biểu hiện ho ngày càng nghiêm trọng bạn nên đi khám để biết nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

Điều trị Ho

Muốn điều trị được bệnh ho ta cần biết rõ nguyên nhân và tình trạng mới có thể điều trị được. Trước khi điều trị ho, bác sĩ sẽ cho người bệnh làm một số các xét nghiệm lâm sàng để tìm ra bệnh rồi đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Một số cách điều trị ho như sau:

  • Chữa ho bằng lá hẹ: Người bệnh có thể ép lá hẹ lấy nước rồi uống hoặc hấp lá hẹ với mật ong uống cũng rất tốt. Vì trong lá hẹ có chứa allicin, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

  • Chữa ho bằng mật ong: Trong mật ong có chất kháng khuẩn cao, giúp làm giảm và dịu cảm giác đau rát họng.

  • Chữa ho bằng tỏi mật ong: Đây là phương pháp dân gian truyền tai nhau giúp trị ho nhiều nhất. Trong tỏi có chứa allicin giúp giảm viêm nhiễm, kháng khuẩn và điều trị các chứng cảm lạnh, ho, sổ mũi.

  • Nhưng muốn điều trị dứt điểm ho, người bệnh nên sử dụng thuốc tây như thuốc giảm ho, kháng viêm, thuốc tiêu đờm, thuốc kháng sinh,... Bệnh nhân lưu ý không nên sử dụng quá liều thuốc hoặc lạm dụng thuốc, tránh tình trạng nhờn thuốc.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ