Gãy xương
Gãy xương là gì?
Gãy xương là tình trạng cấu trúc bên trong của xương bị phá huỷ đột ngột gây ra các tổn thương cả về gân, cơ, mô mềm, da. Tình trạng gãy xương được phân loại bao gồm:
- Gãy xương hoàn toàn: xương gãy hoàn toàn, rời lìa cả mô mềm.
- Gãy xương không hoàn toàn: xương chỉ bị tổn thương một phần, không ảnh hưởng nhiều đến mô mềm.
- Gãy xương kín - gãy xương hở, gãy thân xương.
- Phân loại theo đặc điểm gãy: gãy ngang, gãy xoắn, gãy chéo, gãy cắm gân.
Nguyên nhân gãy xương
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gãy xương là:
- Do chấn thương: Gãy xương do tác động lực từ bên ngoài môi trường do tai nạn, chơi thể thao, thói quen sinh hoạt.
- Do bệnh lý: Gãy xương do cấu trúc xương đã bị loãng và dễ gãy do bệnh viêm tuỷ xương, u xương, lao xương, loãng xương.
Nhận biết dấu hiệu gãy xương
- Quan sát vết bầm tím: Nếu xương bị gãy, ban đầu vùng da quanh xương gãy sẽ có màu tím hoặc xanh dương, vài ngày sau sẽ chuyển màu xanh lá cây và khi máu được lưu thông trở lại. Đây là do tình trạng các mạch máu bị vỡ dẫn đến bầm tím ngay tại vị trí xương gãy hoặc cách một đoạn gần đó.
- Đau đột ngột và dữ dội: Bạn sẽ cảm thấy tê buốt ở vị trí bị gãy xương kèm theo hiện tượng co rút.
- Xương phát ra tiếng động sau khi bạn bị ngã hoặc va chạm đột ngột.
- Trong trường hợp bạn bị gãy xuong hở, máu có thể chảy ra ngoài, lộ xương và chồi xương. Bạn sẽ bị hạ huyết áp đột ngột do mất máu hoặc sốc.
- Chi bị biến dạng: Tuỳ vào tình huống gãy xương cụ thể mà xương có thể bị biến dạng sau khi bị gãy như bị cong góc bất thường, nhất là với các trường hợp gãy xương kín.
- Khả năng cử động suy giảm: Thường tình trạng gãy xương sẽ gây nên mất khả năng vận động của chi, chi vẫn có thể cử động nhưng sẽ bị đau. Bạn sẽ dễ nhầm lẫn tình trạng gãy xương kín và trật khớp.
- Ngoài ra, bạn sẽ có thẻ xuất hiện các tổn thương về mạch máu, thần kinh, chèn ép khoang.
Biến chứng do gãy xương
- Tổn thương nội tạng: Tại một số vị trí néu bị gãy xương có thể gây tổn thương đến cơ quan nội tạng như vỡ hộp sọ, gãy xương sườn.
- Mất máu: Tình trạng gãy xương có thể gây mất máu và chảy máu đáng kể. Người bệnh sẽ bị hạ huyết áp đột ngột gây chóng mặt, hoa mắt, ngất.
- Rối loạn phát triển xương: Nếu trẻ em bị gãy xương ở các vị trí đầu xương dễ làm tổn thương tới sụn khớp và ảnh hưởng tới sự phát triển xương sau này, đặc biệt là phát triển chiều cao. Xương có thể phát triển dài hơn hoặc ngắn hơn bất thường, trục xương bị lệch.
Cách điều trị bệnh gãy xương
Mục đích của việc điều trị gãy xương là khôi phụ cấu trúc xương bị gãy và phục hồi chức năng. Khi điều trị gãy xương sẽ trải qua 3 giai đoạn phục hồi xương là: viêm tại chỗ gãy xương, giai đoạn xương phục hồi và giai đoạn xương tái tạo mới. Với các trường hợp gãy xương tổn thương ít, chỉ cần nắn chỉnh và khôi phục cấu trúc xương khớp. Nếu gãy xương cần bó bột, thời gian phục hồi sẽ lâu hơn để liền xương. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật gãy xương trong trường hợp phức tạp, vị trí gãy khó nắn chỉnh và nhiều xương vụn.
Các phương pháp điều trị gãy xương thông thường là là nắn xương, bó bột, kéo liên tục, điều trị cơ năng. Phương pháp phẫu thuật gãy xương thì cần sử dụng tới đinh, nép vít vào nội tuỷ nên quá trình xương liền chậm hơn nhưng lại phục hồi được chức năng vận động nhanh hơn. Khi cấu trúc xương đã liền, bạn sẽ cần mổ để tháo dụng cụ cố định xương.
Thuốc điều trị gãy xương chuyên gia khuyên dùng
Với các trường hợp gãy xương do bệnh lý như viêm xương, u xương, loãng xương, người bệnh sẽ được các bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc tại nhà để tăng cường mật độ xương, giúp xương chắc khoẻ hơn. Nếu gãy xương do chấn thương, bạn cũng cần sử dụng thêm thuốc để quá trình phục hồi xương gãy nhanh hơn và giúp xương chắc khoẻ trở lại. Bạn có thể tham khảo các thuốc điều trị tình trạng gãy xương, bổ sung các khoáng chất giúp xương chắc khoẻ sau đây.