Đau thần kinh toạ
Đau thần kinh toạ là bệnh gì?
Dây thần kinh toạ là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, kéo dài từ thắt lưng đến ngón chân. Đau thần kinh toạ là tình trạng đau nhức do tổn thương ở dây thần kinh toạ 1 bên. Dù không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng đau dây thần kinh toạ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân.
Nguyên nhân đau thần kinh toạ
- Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhâ hàng đầu dẫn đến tình trạng đau thần kinh toạ. Đặc biệt, người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm ở L4L5 và L5S1 thì tỷ lệ mắc đau thần kinh tọa cao hơn.
- Nếu bạn bị các bệnh lý về cột sống như hẹp cột sống, viêm đĩa đệm cột sống, gai cột sống thì tỷ lệ mắc bệnh đau dây thần kinh toạ cũng cao hơn.
- Do chấn thương: Người bệnh bị chấn thương ở khu vực từ thắt lưng xuống chân có nguy cơ bị đau dây thần kinh toạ.
- Thói quen vận động sai tư thế, đi giày cao gót thường xuyên, đứng hoặc ngồi quá lâu cũng có thể gây đau dây thần kinh toạ.
- Do tuổi tác: Sau tuổi 40, cơ thể bước vào quá trình lão hoá nhanh, khả năng phục hồi cũng giảm sút. Do đó, người cao tuổi dễ mắc các bệnh xương khớp.
Triệu chứng đau thần kinh toạ
Triệu chứng đau thần kinh toạ điển hình là đau nhức tại khu vực bị dây thần kinh toạ bị tổn thương, tiêu biểu là khu vực thắt lưng, mông và phía sau chân. Cụ thể, nếu xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh nên đi khám ngay:
- Đau nhức: Đau nhức ở khoeo chân nếu tổn thương xảy ra ở rễ thần kinh L4, đau nhức ở lòng bàn chân, ngón chân nếu tổn thương xảy ra ở rễ thần kinh L5. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị đau nhức cả nửa người hoặc đau cả cột sống thắt lưng và dọc chân.
- Tê ngứa ở bàn chân, ngón chân: Do dây thần kinh toạ là dây thần kinh chi phối cảm giác nên khi bị bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác tê ngứa, nóng ran ở bàn chân, ngón chân.
- Chân bị yếu cơ: Người bệnh thường gặp khó khăn trong di chuyển hằng ngày, yếu cơ chân, khó giữ thăng bằng khi di chuyển. Thường thì bệnh nhân chỉ bị đau dây thần kinh toạ 1 bên nên cũng ảnh hưởng nhiều tới dáng đi.
Biến chứng đau thần kinh toạ
Bệnh đau dây thần kinh toạ có thể điều trị và phục hồi hoàn toàn nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và can thiệp điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu chủ quan để bệnh phát triển tới giai đoạn biến chứng, đau dây thần kinh toạ sẽ gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn.
Một số biểu hiện của tổn thương vĩnh viên dây thần kinh toạ gây nên là chân mất cảm giác, yếu cơ chân, không kiểm soát được chức năng ruột và bàng quang.
Cách điều trị đau thần kinh toạ
Có nhiều phương pháp điều trị đau dây thần kinh toạ, nhưng nếu muốn điều trị triệt để, đa phần bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật. Hai phương pháp phẫu thuật phổ biến là cắt bỏ đĩa đệm bà cắt bỏ cung sau để mở ống sống. Với những bệnh nhân đau thần kinh toạ mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và kết hợp dùng thuốc tại nhà, bệnh sẽ thuyên giảm sau 6 tuần.
Cách phòng ngừa đau thần kinh toạ
-
Tăng cường tập luyện các môn thể thao phù hợp với sức lực bản thân để tăng cường độ dẻo dai, giãn xương khớp.
-
Duy trì thói quen khoa học hằng ngày: khi ngồi ghế có phần lưng hỗ trợ, có tay vịn để giảm áp lực lên cột sống; luôn giữ lưng thẳng.
-
Hạn chế mang vác nặng thường xuyên, đặc biệt với đối tượng người cao tuổi.
-
Không nên vừa vặn người vừa gập lưng.
-
Duy trì chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân xương khớp theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
-
Với các trường hợp từng bị chấn thương cột sống, bạn nên đi khám sức khoẻ thường xuyên để theo dõi các bất thường và thoái hoá cột sống.
Thuốc điều trị đau thần kinh toạ chuyên gia khuyên dùng
Dùng thuốc điều trị đau dây thần kinh toạ là phương pháp được nhiều người tìm đến cho thấy hiệu quả mang lại bất ngờ. Không chỉ đẩy lùi triệu chứng đau nhức, tê bì, thuốc điều trị đau thần kinh toạ còn có thể đi sâu hồi phục vị trí dây thần kinh tọa tổn thương, nâng cao sức khỏe tổng thể từ đó đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Tham khảo các thuốc chữa đau dây thần kinh toạ hiệu quả được các chuyên gia kiểm chứng chất lượng dưới đây.