Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não gì?
Chấn thương sọ não là não bị tổn thương và có thể khiến não ngừng ngừng hoạt động. Chấn thương sọ não có thể khiến các chức năng của não bị phá vỡ làm ảnh hưởng tới lưu lượng máu, hô hấp và các chức năng chuyển động của cơ thể.
Chấn thương sọ não có thể xảy ra ở tất cả mọi người khi bị tai nạn và rất nguy hiểm. Vì vậy chúng ta cần hết sức cẩn thận để tránh các nguy cơ có thể xay ra gây nên chấn thương sọ não. Chấn thương sọ não chia thành 3 dạng như máu tụ nội sọ, đụng giập não và chấn động não.
Nguyên nhân Chấn thương sọ não
Các nguyên nhân dẫn tới chấn thương sọ não là do đầu bị va đập mạnh vào vật cứng gây nên. Các nguyên nhân chủ yếu của chấn thương sọ não là:
-
Tai nạn giao thông đây là nguyên nhân chính gây chấn thương sọ não.
-
Ẩu đả bằng hung khí: Đá, búa, gậy gộc.
-
Trượt ngã đập đầu xuống đất.
-
Ngã từ trên cao xuống: Té lầu, ngã do leo cây, sập giàn giáo, nhảy lầu.
-
Vật nặng rơi vào đầu.
Triệu chứng Chấn thương sọ não
Các triệu chứng thường gặp của chấn thương sọ não là:
-
Nôn ói, ngủ gà.
-
Đau đầu dữ dội, hay bị quên những gì xảy ra trước đó.
-
Mất ý thức, hôn mê kéo dài.
-
Chảy nước não tủy, tai hoặc mũi do màng não bị rách.
-
Giãn đồng tử.
-
Rối loạn thăng bằng, chóng mặt, có biểu hiện hay la hét do kích động.
-
Huyết áp tăng, nhịp thở, nhịp tim chậm.
-
Thay đổi thính giác, nghe thấy có tiếng vang trong tai.
-
Nói và nuốt khó do cơ miệng bị ảnh hưởng.
Chấn thương sọ não có nguy hiểm không?
Chấn thương sọ não là bệnh rất nguy hiểm, vì vậy chúng ta phải luôn cẩn thận để tránh bị tai nạn, va đập vào phần đầu để bảo về bản thân của chính mình. Một số thương tổn có thể xảy ra khi bị chấn thương sọ não là:
-
Nứt sọ, lõm sọ, vỡ sàn sọ.
-
Dập não, Phù não.
-
Máu tụ ngoài màng cứng.
-
Máu tụ dưới màng cứng cấp diễn.
-
Máu tụ dưới màng cứng mạn tính.
-
Viêm màng não mủ.
-
Lỗ rò động mạch cảnh - xoang hang.
Phòng tránh Chấn thương sọ não
Nếu bạn không muốn bị chấn thương sọ não thì bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng tránh như:
-
Khi tham gia giao thông hãy đội mũ bảo hiểm.
-
Đội mũ bảo hộ khi tham gia các môn thể thao chuyên biệt.
-
Đội mũ bảo hộ khi phải làm việc trên cao.
-
Không dùng bia rượu, thuốc có thể gây buồn ngủ khi lái xe.
-
Không chạy xe vượt quá tốc độ cho phép.
-
Không cho trẻ chơi các môn thể thao không đúng lứa tuổi.
-
Tuân thủ các luật an toàn giao thông mọi nơi.
-
Thay thế và loại bỏ các đồ bảo hộ và dụng cụ thể thao bị hư hỏng.
Điều trị Chấn thương sọ não
Trước khi đưa ra các phương pháp điều trị bệnh nhân cần làm các xét nghiệm lâm sàng để chẩn đoán tình trạng bệnh như:
-
Nắm bắt tình trạng chảy máu, đầu có bị đau không, có nôn ói không.
-
Kiểm tra tiền sử va chạm của người bệnh. Tiến hành khám thực thể.
-
Sau đó nếu có triệu chứng xấu thì sẽ khám chuyên khoa thần kinh: Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần, chụp cắt lớp vi tính, xét nghiệm máu, xét nghiệm đo thời gian Prothrombin, xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện, chụp cộng hưởng từ.
Sau khi có kết quả xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng tình trạng cụ thể. Các phương pháp điều trị chấn thương sọ não là:
-
Kiểm soát tuần hoàn và đường hô hấp của bệnh nhân.
-
Xử lý vùng chấn thương thật sớm để tránh nhiễm khuẩn và mất máu quá nhiều.
-
Cần mổ cấp cứu ngay nếu có khối máu tụ nội sọ, nếu để muộn sẽ nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân.
-
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tuy theo tình trạng và thể tạng của bệnh nhân và áp dụng các phương pháp phù hợp để điều trị cho bệnh nhân.