Bệnh vảy cá
Bệnh vảy cá là gì?
Bệnh vảy cá là tình trạng các tế bào da chết tích tụ thành các mảng da dày và khô như những vảy cá trên da. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh được xác định là do di truyền. Tuy nhiên, đây là bệnh ngoài da lành tính, có thể điều trị, không gây nên các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Hầu hết người bệnh da vảy cá chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ dễ nhầm lẫn với viêm da. Ở giai đoạn nặng, bệnh cũng chỉ gây nứt nẻ da và đau, chảy máu nhẹ.
Nguyên nhân bệnh vảy cá
Thông thường, tế bào da chết sẽ tự bong ra và để lộ lớp da mới bên dưới để thay thế. Khi quá trình này bị đảo lộn, các tế bào da chết không thể tự bong ra mà kết lại thành những mảng dày và khô, hình thành nên các lớp vảy trên da. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do:
-
Di truyền: Bệnh da vảy cá là một trong những bệnh về da có tính di truyền phổ biến nhất. Trẻ sơ sinh có thể đã bị bệnh vảy cá từ khi sinh ra và bệnh tự mất dần trong quá trình lớn lên.
-
Bệnh vảy cá có thể là biểu hiện do các bệnh ung thư, HIV, suy thận, bệnh tuyến giáp khi hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm.
-
Bệnh vảy cá có thể xuất hiện cùng các bệnh lý về da khác như viêm giác mạc, viêm da dị ứng, bệnh chàm.
-
Một số nguyên nhân khác có thể kể đến do da bị tổn thương, tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Biểu hiện bệnh vảy cá
Triệu chứng dễ nhận biết của các thể vảy cá phổ biến bao gồm:
-
Bệnh vảy cá bẩm sinh:
-
Da khô, xuất hiện vảy màu trắng xám.
-
Lớp da khô có thể tự bong và hết sau khoảng 2 tháng sau sinh.
-
Trẻ bị gàu nhẹ ở da đầu, bong vảy ở các mặc trước các chi, ở mặt thì tập trung ở vùng trán và quanh miệng.
-
Không kèm theo triệu chứng ngứa, trừ khi trẻ bị viêm da cơ địa kèm theo.
-
-
Bệnh vảy cá di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X:
-
Bệnh xảy ra trong các quá trình thiếu hụt men steroid, sau sinh
-
Da có vảy nhiều, màu nâu bẩn, hình đa giác
-
Xuất hiện nhiều ở vùng sau cổ, quanh tai, nếp gấp khuỷu tay, vùng cằm
-
50% bệnh nhân bị đục giác mạc
-
Bệnh tiến triển nặng hơn vào mùa hanh khô
-
-
Bệnh vảy cá vảy lá:
-
Biểu hiện xuất hiện ngay sau sinh với tình trạng da bị đỏ toàn thân, da mặt căng, xuất hiện các vảy da lớn ở các mặt gấp trên cơ thể
-
Vảy da có kích thước to, dày, màu nâu bao phủ gần như toàn bộ cơ thể
-
Dày sừng ở bàn tay, bàn chân
-
Có thể bị rụng tóc do vảy da gây nhiễm khuẩn ở da đầu
-
Tắc tuyến mồ hôi do lớp sừng da quá dày
-
Ở thể này, bệnh tồn tại suốt đời và không thể giảm nhẹ cho đến tuổi dậy thì.
-
Cách điều trị bệnh vảy cá
-
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh vảy cá chủ yếu dùng thuốc bôi da và các loại kem dưỡng ẩm da, thuốc bôi da chứa kháng sinh để chống nhiễm trùng, giảm ngứa và khó chịu cho bệnh nhân. Khi dùng các loại thuốc trên không có hiệu quả, bạn cần đưa người bệnh đi khám chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và can thiệp điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh vảy cá
-
Vảy cá là căn bệnh khó chữa, phải kiên trì trong thời gian dài mới có thể khỏi được bệnh, quan trọng hơn cả bạn nên biết để phòng bệnh sẽ tốt hơn.
-
Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh vảy cá, nên được chữa trị ngay. Cần thiết chữa bệnh trước khi kết hôn để ngăn bệnh lây truyền cho thế hệ sau.
-
Tránh môi trường độc hại, chất độc hóa học để không bị các bệnh ngoài da như vảy cá, vảy nến, á sừng, dày sừng, viêm da,…
-
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày cho cơ thể khỏe mạnh. Mỗi người nên tự bảo vệ bản thân bằng cách ăn uống đủ chất, tránh các chất kích thích gây hại.
-
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, tập thể dục thể thao giúp tăng cường đề kháng.
Thuốc điều trị bệnh vảy cá hiệu quả
Với trường hợp bệnh vảy cá ở mức độ nhẹ, bạn có thể dự dùng thuốc để cải thiện bằng cách phục hồi độ ẩm cho làn da bằng các loại thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm lành tính. Các loại kem có chứa cortisone có thể khắc phục tình trạng ngứa do da khô và dùng thêm các loại kem có chứa kháng sinh để phòng nhiễm trùng và viêm da. Bạn có thể tham khảo cụ thể các loại thuốc điều trị bệnh vảy cá hiệu quả sau đây.