Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là bệnh lòi dom, bệnh trĩ hiện nay khá phổ biến. Đây tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng phồng lên do chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều. Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời rất nguy hiểm có thể gây nên tình trạng chảy máu trực tràng và những ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của người mắc bệnh.
Nguyên nhân của bệnh trĩ
Các nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là:
- Do tính chất công việc: Ngồi nhiều, ít có thời gian vận động, áp lực lên các dây thần kinh ở hậu môn, lâu ngày sẽ bị giãn và sưng phòng, khiến cho tĩnh mạch khó lưu thông máu, từ đó hình thành búi trĩ.
- Việc ăn uống cũng chính là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ nhất là khi thiếu hụt chất xơ. Bên cạnh đó ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, cũng có thể khiến cho bệnh trĩ hình thành.
- Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài quá lâu cũng khiến cho thành ruột bị co thắt nhiều hơn, gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, lâu ngày cũng sẽ hình thành búi trĩ.
- Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Cơ thể căng thẳng hay mệt mỏi quá cũng gây áp lực, trong đó có cả hệ tiêu hóa.
- Bệnh trĩ còn do nhiều nguyên nhân gây nên như béo phì, quá trình mang thai và sinh con hay tuổi tác cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Triệu chứng bệnh trĩ
Các dấu hiệu của bệnh trĩ là: hậu môn ngứa ngáy và đau rát, đại tiện ra máu, xuất hiện dịch nhầy có mùi khó chịu ở hậu môn, muốn đi đại tiện lần nữa ngay cả khi ruột đã trống rỗng.
Tác hại của bệnh trĩ
Các tác hại của bệnh trĩ:
- U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.
- Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ
- Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
- Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh.
- Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,..., đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
Phòng tránh bệnh trĩ
Cách phòng tránh bệnh trĩ là:
- Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giữ khu vực hậu môn luôn sạch sẽ, uống nhiều nước, tập các bài tập thể dục.
- Tránh ngồi quá lâu, đồng thời giảm áp lực cho vùng hậu môn, hạn chế sự hình thành búi trĩ.
- Đi cầu vào một thời gian cố định, không nên nhịn đi cầu trừ những trường hợp không thể và không nên dùng lực rặn mạnh khi đi vệ sinh.
Cách điều trị bệnh trĩ
- Bệnh trĩ có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được tiến hành điều trị kịp thời. Nếu bệnh trĩ trở nặng sẽ hình thành bệnh bệnh da liễu, áp xe hậu môn, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng. Vậy nên người bệnh cần điều tị kịp thời, tránh để quá muộn mới tìm cách chữa, hiệu quả sẽ không cao. Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh trĩ:
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Điều chỉnh thói quen ăn uống để chữa trĩ ngoại, tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ… Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ.
- Điều trị nội khoa như vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
- Điều trị bằng phẫu thuật như cắt bỏ viêm bên ngoài, cắt bỏ bóc tách huyết khối trĩ ngoại,, giãn tĩnh mạch trĩ ngoại, cắt bỏ mô liên kết trĩ ngoại.
- Dùng thuốc chữa trị bệnh trĩ, thuốc viên dùng để uống và thuốc mỡ để bôi hoặc thuốc đạn đặt vào trong hậu môn.