Bệnh táo bón

Bệnh táo bón là gì?

Bệnh táo bón là tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa, phân cứng và khô, khiến cho người bệnh đi tiêu khó gây đau. Bệnh táo bón ngày một phổ biến, nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến người bệnh và gặp ở mọi lứa tuổi nhất là ở trẻ em. Bệnh táo bón được chia làm hai loại là táo bón thực thể và táo bón chức năng. Hầu hết bệnh đều điều trị được bằng thuốc nhuận tràng hoặc thay đổi cách sinh hoạt và ăn uống.

Bệnh táo bón

 

Nguyên nhân của bệnh táo bón 

Các nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh táo bón:

  • Thói quen: Không thường đi đại tiện, nhịn đi cầu là giảm cảm giác muốn rặn của đại tràng dẫn đến táo bón.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý như ăn thức ăn nhanh, thiếu chất xơ, uống ít nước và lười vận động.
  • Hệ tiêu hóa kém: Thức ăn được tiêu hóa hoặc di chuyển chậm qua các phần ruột.
  • Thuốc: Ảnh hưởng do uống một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc bổ sung sắt, chống co giật, thuốc nhuận tràng...
  • Các bệnh lý đại tràng, rối loạn thần kinh.
  • Rối loạn nội tiết: Có thể ảnh hưởng đến vận động ruột do estrogen và progesterone trong thời kỳ mang thai, tăng canxi trong máu làm giảm hormone tuyến giáp, thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, …

Triệu chứng của bệnh táo bón

Táo bón, nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Người mắc bệnh táo bón thường xuyên có cảm giác đại tiện phân khó ra hoặc không ra hết, nếu để lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị sẽ có những biến chứng gây ra những hậu quả khó lường. Các triệu chứng dễ gặp phải là:

  • Triệu chứng về đường tiêu hóa: Đau bụng, số lần đi cầu thưa, đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Ngoài ra, các chất thải tích tụ quá lâu còn bị phân hủy sinh ra chất khí, khiến phần bụng dưới bị trướng, ruột phình to gây cản trở cho tuần hoàn máu trong các tĩnh mạch và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
  • Triệu chứng toàn thân: Cơ thể mệt mỏi suy nhược, thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Nếu bệnh nặng có thể gây thiếu máu nhẹ và suy dinh dưỡng, có thể gây suy giảm sức khỏe cả về cơ thể lẫn tinh thần. Người bệnh thường xuyên căng thẳng mỗi khi đại tiện.
  • Biểu hiện cục bộ: Phân có đường kính lớn hơn bình thường, phân khô và chắc, làm tổn hại đến hậu môn gây rạn , rách, chảy máu và đau rát. Căng chướng bụng dưới, căng tức hậu môn gây chán ăn, mệt mỏi buồn nôn và ngủ không ngon giấc. Bên cạnh đó, người mắc thường xuyên phải rặn mạnh để bài tiết, thậm chí có những trường hợp phải dùng tay để hỗ trợ.​

Táo bón ở trẻ em:

  • Táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng, không có bất cứ tổn thương thực thể nào ở trẻ dẫn đến táo bón. Đây là dấu hiệu hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến thiếu chất xơ.
  • Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón: Trẻ bị bệnh cường giáp, bệnh phì đại tràng bẩm sinh, bệnh đái tháo đường, các bệnh liên quan đến thần kinh cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón.
  • Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gặp khó khăn khi điều trị.

Táo bón ở người già:

  • Táo bón ở người già là bệnh thường gặp nhất đối với người cao tuổi, đi ngoài khó khăn, đau quặn bụng, phân rắn, người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng đi không hết, đi khó khăn, phân nhỏ và cứng.
  • Nguyên nhân gây ra táo bón ở người già là: Rối loạn chất điện giải.
  • Do thói quen sinh hoạt ít đi lại vận động, ngồi nhiều, chức năng tiêu hóa giảm sút, khó tiêu, dễ bị đầy bụng. Người cao tuổi có thói quen uống ít nước, ăn ít chất xơ và vitamin C làm thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Do các bệnh nội tiets tố như tiểu đường, suy giáp hoặc cường giáp. Tổn thương thần kinh, tai biến mạch máu não, sau chấn thương tủy sống.

Phòng ngừa bệnh táo bón

Cách phòng ngừa bệnh táo bón:

  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây: Nên uống 2 lít nước 1 ngày và bổ sung thêm chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây, vì chúng có tác dụng tốt giúp tăng cường tiêu hóa nhuận tràng.
  • Ăn các món ăn được chế biến từ mộc nhĩ đen, táo đỏ giúp làm sạch thành mạch, chống táo bón rất hiệu quả.
  • Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ, càng sớm càng tốt, tăng cường sự ổn định trong hoạt động co bóp của ruột cũng như đại tràng. Không nên nhịn đi đại tiện vì sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, lâu ngày sẽ làm mất cảm giác và độ nhạy cảm của não bộ với việc đi đại tiện, lâu ngày chất thải sẽ trở nên khô cứng, khiến cho việc đi đại tiện khó khăn hơn.
  • Khi bị căng thẳng lo lắng dài ngày cũng làm ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu, từ đó sẽ dẫn tới ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa và bài tiết, do đó làm giảm nhu động ruột trong việc chuyển hóa thức ăn.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao, vận động cũng giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn

Cách điều trị bệnh táo bón

ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN KÉO DÀI Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ

Việc điều trị táo bón đầu tiên phải biết nguyên nhân dẫn đến bệnh, sau đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thay đổi chế độ ăn và lối sống. Ngoài ra, có thể thụt tháo bằng các chất nhầy hoặc thụt tháo vi lượng. Một số cách điều trị bệnh táo bón:

  • Dùng thuốc uống hoặc đặt hậu môn.
  • Thay đổi những loại thuốc có nguy cơ gây táo bón.
  • Thụt tháo – đây là phương pháp đưa nước vào lòng trực tràng thụt tháo để giúp cho ruột đào thải phân tốt hơn.
  • Bổ sung chất xơ: chất xơ trong thức ăn có tác dụng hút nước làm gia tăng khối lượng phân và sức vận chuyển của ruột, có tác dụng nhuận tràng.
  • Thuốc nhuận tràng và làm mềm phân giúp tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo theo nước vào trong lòng ruột, từ đó làm tăng lượng nước trong phân, giúp bài tiết và tống xuất phân ra ngoài.
  • Thuốc nhuận tràng tác dụng tại chỗ làm phóng thích khoảng 50-100ml dịch trong lòng trực tràng và gây kích thích phản xạ đại tiện.
  • Một số thuốc nhuận tràng tốt và hiệu quả như Nhuận tràng BipharcoEurobe Tex,...
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ