Bệnh Lẹo mắt
Lẹo mắt là gì?
Lẹo mắt là tình trạng khá phổ biến hiện nay, nhưng đa số mọi người đều không hề biết về căn bệnh này. Muốn hiểu rõ về căn bệnh này thì mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Lẹo mắt hay mụn lẹo là tình trạng nhiễm trùng cấp tính tuyến bờ mi và thường xuất hiện khi chân lông mi bị chắn đây là tổn thương hay tái phát. Lẹo thường xuất hiện sát bờ mi làm cho mắt bị ngứa, sưng đỏ và đau nhức. Chỗ bị sưng đau sẽ có mủ đỏ như u nhỏ hay mụn nhỏ. Lẹo mắt sẽ vỡ mủ nhưng sau có thể tái lại ở các vị trí khác nhau trên mắt. Có hai loại lẹo mắt là lẹo trong mí và lẹo ngoài mí mắt.
Nguyên nhân Lẹo mắt
Lẹo mắt có nhiều nguyên nhân khác nhau, các nguyên nhân dẫn tới lẹo mắt là:
-
Do tuyến quanh mí mắt tiết quá nhiều dầu gây ra tình trạng tắc tuyến dầu, lau dần khiến dầu tích tụ làm viêm nhiễm, tạo nên 1 hoặc nhiều khối u nhỏ.
-
Do bị viêm mí mắt, người bệnh dùng chung khăn với người khác, dùng quá nhiều ký phẩm kẻ viền mắt.
-
Do chắp mắt bên trong mí.
-
Do nhiễm trùng ở chân long mi.
Triệu chứng Lẹo mắt
Các triệu chứng phổ biến của bệnh lẹo mắt là: Bị tấy đỏ mí mắt, sưng, có cảm giác cộm cộm trong mắt, rỉ rịch, bị chảy nước mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng, sưng hoàn toàn, mí mắt bị đau.
Mụn lẹo thường không làm ảnh hưởng tới thị lực, nhưng nếu bệnh trở nặng và có triệu chứng sốt, sẽ ảnh hưởng đến thị lực và không được cải thiện trong 2 ngày tiếp theo thì mí mắt sẽ bị đỏ và sưng lên, sau đó các bộ phận khác trên mặt cũng sưng lên, chanry máu, gây đau,... Khi này bạn nên đi bệnh viện để được khám và điều trị.
Phòng ngừa Lẹo mắt
Cách phòng tránh lẹo mắt là:
-
Luôn giữ vệ sinh mắt và mí mắt.
-
Không tự ý chữa trị bằng cách đắp, xông lá thuốc, nặn mủ.
-
Hạn chế trang điểm mắt, dùng mỹ phẩm ở mắt.
-
Không sử dụng kính áp tròng trong thời gian bị lẹo mắt.
-
Hạn chế dùng thực phẩm khiến mắt bị sưng nặng hơn như hành lá, ớt, hẹ tỏi, thịt dê, thuốc lá, thịt chó, rượu bia…
-
Không được nặn lẹo mắt: Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và muốn nặn mủ ra. Những việc này khiến cho mắt lâu khỏi hơn và còn khiến lẹo lan rộng và nhiễm trùng sang vùng khác.
-
Nước ấm: Giúp đẩy nhay quá trình chữa lành. Lấy một ít nước ấm vào khăn sạch, rồi đắp lên chỗ mắt bị lẹo khoảng 10-15 phút, làm 3-5 lần/ngày.
-
Đi khám sức khỏe: Nếu lẹo mắt trở nặng bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra cho bạn. Các bác sĩ sẽ tiến hành chích mụn lẹo nếu sưng to và kê kem bôi cho cho bạn.
-
Tránh dùng mỹ phẩm: Nếu bạn bị leo, hãy hạn chế dùng mỹ phẩm, lưu ý trước khi ngủ hãy tẩy trang sạch sẽ để nang lông và lỗ chân lông dược thoáng khí.
-
Tránh dùng kính áp tròng: Vệ sinh kính áp tròng sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho đôi mắt của bạn.
-
Vệ sinh tay sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên, không dụi tay lên mắt. Lẹo mắt tuy là căn bệnh nhỏ, nhưng nếu không chú ý có thể sẽ trở lên nghiêm trọng và gây ra các hệ lụy không đáng có.
Chẩn đoán Lẹo mắt
Trước khi đưa ra phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn làm các phương pháp chẩn đoán để xem bạn có bị lẹo mắt hay không. Thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra mí mắt, dùng đèn chuyên dụng để kiểm tra mắt. Sau khi chẩn đoán về tình trạng mắt, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị Lẹo mắt
Điều trị lẹo mắt còn tùy thuộc vào tình trạng thương tổn và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số phương pháp giúp giảm sự khó chịu của lẹo mắt là:
Chườm nóng: Giúp giảm đau, độ ẩm sẽ giúp giảm tình trạng tắc nghẽn và viêm ở tuyến dầu trên mí mắt.
Chích, nạo: Để tránh tái phát.
Sử dụng thuốc: Để giảm sưng, viêm theo chỉ định của bác sĩ.