Bệnh bướu cổ
Bệnh bướu cổ là gì?
Bệnh bướu cổ là bệnh tuyến giáp, là tuyến nội tiết quan trọng, sản sinh ra các chất giúp điều hòa hoạt động về tăng trưởng và phát triển. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn gây bệnh như suy tuyến giáp trạng, cường tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và là bệnh ung thư tuyến giáp rất nguy hiểm.
Bệnh bướu cổ đơn thuần là tình trạng thường gặp nhất, khiến tuyến giáp bị sưng lên nguyên nhân không phải do viêm nhiễm, ung thư.
Nguyên nhân Bệnh bướu cổ
Các nguyên nhân gây nên bướu cổ là:
-
Cơ thể bị thiếu hụt lượng i-ốt nhất định, mà không phải bổ sung i-ốt là có thể khỏi bệnh. Các tác nhân gây bướu cổ liên quan đến hệ thần kinh. Khi tuyến giáp không thể nhận đủ lượng i-ốt, thì nó sẽ tự sản sinh ra hormone để bù đắp. Vì vậy khiến cho tuyến giáp bị phồng to và phình ra ngoài tạo ra tình trạng bướu cổ thường gặp.
Bạn cũng có thể bị bướu cổ do sử dụng một số loại thuốc hay ăn một số loại thức ăn như:
-
Thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc thấp khớp, thuốc cản quang, muối lithi trong chuyên khoa tâm thần,...
-
Rối loạn hoạt động tuyến giáp do chịu sự ảnh hưởng từ gia đình, yếu tố bẩm sinh.
-
Các loại thức ăn như rau họ cải, khoai mì, măng,... khiến chức năng tổng hợp hormon của tuyến giáp bị ức chế.
-
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: viêm giáp, hút thuốc lá làm cản trở hấp thu i-ốt, thay đổi nội tiết tố nữ,...
Triệu chứng của Bệnh bướu cổ
Các triệu chứng có thể gặp khi bạn bị bướu cổ à:
-
Khi nuốt, họng sẽ cảm thấy khó chịu, trong họng luôn có cảm giác bị vướng cái gì đó và thậm chí không nuốt được.
-
Hay có cảm giác hồi hộp, giảm cân, thỉnh thoảng có cơn đau tim thoáng qua, đổ mồ hôi nhiều hoặc thấy những dấu hiệu bị thừa hormone.
-
Khó thở khi nằm.
-
Thường xuyên căng thẳng, giảm sút trí nhớ, da khô nẻ, bị táo bón, cảm thấy lạnh,...
Khi bướu cổ phát triển to hơn thì nhận biết trở nên rõ ràng, trực quan hơn bằng mắt thường. Tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt như:
-
Bướu cổ ở dưới lưỡi: Tình trạng bệnh này chỉ gặp ở phụ nữ khiến người bệnh khó nhai và nuốt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc nói chuyện của người bệnh.
-
Bướu cổ ở trong lồng ngực sau xương ức, hay còn gọi là bướu giáp chìm. Tình trạng này bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong khi nuốt và thở nên mới gặp các tình trạng trên.
Phòng ngừa Bệnh bướu cổ
Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh bướu cổ là:
-
Dùng muối iod chính là phương pháp phòng bệnh rất tốt.
-
Ăn các thức ăn giàu iod như mắm tôm, nước mắm cá,… nhất là những thức ăn có nguồn gốc từ biển, cải thiện điều kiện nhà ở, dùng nước sạch, trồng cây phủ xanh đồi trọc để chống xói mòn đất, giúp giữ các yếu tố vi lượng ở trong đất, chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa kịp thời và nhất là dùng thuốc hợp lý…
Chẩn đoán Bệnh bướu cổ
Các xét nghiệm dùng để thực hiện chẩn đoán bệnh bướu cổ là:
-
Xét nghiệm máu, kiểm tra sự thay đổi các hormon tuyến giáp.
-
Sử dụng kim chọc hút tuyến giáp, lấy mẫu để kiểm tra, nhằm xác định bướu lành tính hay là ung thư tuyến giáp.
-
Siêu âm tuyến giáp để kiểm tra cấu trúc hình thái của tuyến giáp, để tìm ra sự thay đổi bất thường.
-
Xạ hình tuyến giáp, là kỹ thuật xét nghiệm mới và hiện đại xuất hiện tại Việt Nam gần đây.
Điều trị Bệnh bướu cổ
Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh mà đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Có 3 phương pháp điều trị chính như sau:
-
Trường hợp bướu nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng: Khám lâm sàng và siêu âm tuyến giáp.
-
Điều trị nội khoa: Dùng thuốc đưa hormone tuyến giáp trở về trạng thái bình thường.
-
Xạ trị tuyến giáp: Giúp giảm kích thước của tuyến giáp.
-
Phẫu thuật tuyến giáp: Được ưu tiên để điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.