Bệnh bạch biến
Bệnh bạch biến là gì?
Bệnh bạch biến là tình trạng da bị mất màu theo từng mảng, thường gặp ở bàn tay, mặt, nách. Tuy bệnh bạch biến có thể điều trị và không gây nguy hiểm nhưng bệnh có thể tái phát ở vùng mặt và cổ. Nguyên nhân của bệnh được xác định là do các tế bào sắc tố da bị phá huỷ làm thay đổi màu da. Đây là căn bệnh lành tính, không lây nhiễm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ của bệnh nhân.
Nguyên nhân bệnh bạch biến
Nguyên nhân chính gây nên bệnh bạch biến là do các tế bào sắc tố da bị suy giảm số lượng và chất lượng dẫn đến việc sản xuất ra các hạt melanin tạo sắc tố da suy giảm. Hiện nay, các chuyên gia chưa tìm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Một số yếu tố ảnh hưởng làm tăng nguy cơ bạch biến được khảo sát trên các bệnh nhân bao gồm:
-
Di truyền: Tỷ lệ di truyền từ bố mẹ sang con nếu bố mẹ bị bệnh bạch biến là khoảng 20%.
-
Hệ miễn dịch suy giảm do các bệnh lý về tuyến giáp, sinh dục, suy thận: cơ thể sản sinh ra các kháng thể tiêu huỷ tế bào sắc tố da.
-
Tiếp xúc với các hoá chất độc hại từ môi trường cũng ảnh hưởng tới các tế bào sắc tố da
-
Trạng thái tâm lý căng thẳng thường xuyên
-
Do bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.
Biểu hiện bệnh bạch biến
-
Biểu hiện dễ dàng nhận biết của bệnh bạch biến là các vùng da bị mất màu, trắng hơn so với màu da. Khi tiếp xúc thường không có cảm giác, chúng cũng không gây ngứa hay gây đau, lông trên vùng da bạch biến cũng không bị trắng. Các vùng da bạch biến có thể rộng 1,5cm hoặc lan rộng cả vùng da, không có hình thù xác định. Bạch biến thường xuất hiện đối xứng ở hai bên cơ thể, tiêu biểu ở những vùng da hở hay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
-
Phụ thuộc vào thể bạch biến mà bệnh xuất hiện ở các vị trí khác nhau:
-
Thể bạch biến khu trú: chỉ xuất hiện trên vài vị trí của cơ thể.
-
Thể bạch biến phân đoạn: xuất hiện ở một vùng cơ thể, không đối xứng
-
Thể bạch biến toàn thân: bạch biến xuất hiện ở nhiều vùng cơ thể cùng lúc, có tính đối xứng.
-
Cách điều trị bệnh bạch biến
Hiện nay, do chưa tìm được nguyên nhân chính gây nên bệnh bạch biến nên vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Các phương pháp điều trị chỉ mang tính kiểm soát triệu chứng và cải thiện tính thẩm mỹ. Điều trị bạch biến có thể sử dụng các loại thuốc làm tăng cảm ứng với ánh sáng, thuốc uống chống nắng.
Ngoài ra, hiện nay còn có phương pháp chiếu tia cực tím bước sóng ngắn hoặc dài lên vùng da bạch biến để kích thích sản sinh melanin, liệu pháp trị liệu bằng laser CO2. Phương pháp cấy tế bào sắc tố da là phương pháp điều trị kỹ thuật cao nhất và tốn nhiều chi phí nhưng có thể khôi phục màu da ở các vùng bạch biến.
Cách phòng ngừa bệnh bạch biến
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh bạch biến bằng các thói quen sinh hoạt hằng ngày như:
-
Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, kể cả mùa đông, đặc biệt là dùng kem chống nắng thường xuyên ở những vùng da bị bệnh bạch biến
-
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, mặc quần áo dài tay
-
Không chủ quan khi phát hiện các triệu chứng bệnh.
Thuốc điều trị bệnh bạch biến hiệu quả
Thuốc điều trị bệnh bạch biến thường được sử dụng là các nhóm thuốc tăng cảm ứng với ánh sáng như chế phẩm có psoralen như meladinin, melagenin. Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn dùng các thuốc làm giảm hoạt động của tự kháng thể gây rối loạn sắc tố như các nhóm thuốc chống viêm Corticosteroid. Tham khảo cụ thể các thuốc điều trị bệnh bạch biến hiệu quả sau đây.