Nhà sản xuất: Viện dược liệu
Viện Dược liệu được thành lập theo Quyết định số 324/BYT-QĐ, ngày 13/4/1961 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Viện Dược liệu được tổ chức sắp xếp lại theo Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ trực thuộc Bộ Y tế.
I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ:
Chức năng:
Viện Dược liệu có chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ toàn diện về dược liệu; tư vấn cho Bộ Y tế về công tác phát triển dược liệu; nghiên cứu hiện đại hoá thuốc y học cổ truyền; tổ chức sản xuất, kinh doanh và liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc và các chế phẩm khác từ dược liệu; đào tạo cán bộ chuyên ngành dược liệu.
Nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu khoa học :
1.1. Điều tra nguồn tài nguyên dược liệu, kinh nghiệm sử dụng cây, con làm thuốc trong cộng đồng trên phạm vi toàn quốc; xác định những cây, con làm thuốc có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu biện pháp bảo tồn, phát triển các loại cây, con làm thuốc. Nghiên cứu xây dựng các quy trình khai thác bền vững các loài cây thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành khai thác tốt (GCP).
1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn tài nguyên dược liệu về vùng phân bố, trữ lượng, đặc điểm hình thái của cây thuốc dưới dạng tiêu bản, bảo tàng về dược liệu. Thu thập và xây dựng hệ thống lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây, con làm thuốc, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong cộng đồng, nhất là kinh nghiệm và các bài thuốc, cây thuốc của các dân tộc thiểu số.
1.3. Nghiên cứu di thực, thuần hoá và nhập nội giống cây thuốc. Nghiên cứu đặc tính sinh học, xây dựng quy trình công nghệ nuôi trồng cây, con làm thuốc; nghiên cứu tuyển chọn giống, nhân giống, phục tráng giống. Xây dựng tiêu chuẩn giống, tổ chức khảo nghiệm, đánh giá, công nhận giống cây thuốc. Xây dựng các quy định, nguyên tắc sản xuất dược liệu an toàn theo thực hành nuôi trồng tốt (Việt-GAP). Nghiên cứu quy hoạch các vùng trồng phát triển dược liệu tập trung.
1.4. Nghiên cứu thành phần hoá học của cây, con, nguyên liệu làm thuốc. Nghiên cứu bán tổng hợp, tổng hợp các hoạt chất có hoạt tính sinh học làm nguyên liệu bào chế thuốc. Xây dựng các phương pháp và quy trình công nghệ chiết, tách các hoạt chất từ dược liệu. Chiết tách và phân lập các chất có hoạt tính sinh học làm chất chuẩn, chất đối chiếu.
1.5. Nghiên cứu kỹ thuật bào chế, chế biến dược liệu. Nghiên cứu sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và tinh dầu từ dược liệu; hiện đại hóa thuốc y học cổ truyền.
1.6. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn dược liệu, tiêu chuẩn bán thành phẩm và thuốc sản xuất từ dược liệu. Nghiên cứu kỹ thuật và biện pháp bảo quản đảm bảo chất lượng dược liệu.
1.7. Nghiên cứu tác dụng sinh học của cây con làm thuốc. Đánh giá tiền lâm sàng và độ an toàn của thuốc, các sản phẩm từ dược liệu và các bài thuốc y học cổ truyền.
1.8. Chuyển giao các kỹ thuật, công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
1.9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện.
2. Tư vấn về công tác phát triển dược liệu:
2.1. Đề xuất cho Bộ Y tế trong công tác xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách, chương trình, giải pháp thực hiện và tổ chức quản lý công tác phát triển dược liệu; giúp chỉ đạo các địa phương trong công tác nghiên cứu khoa học, sản xuất và phát triển dược liệu.
2.2. Đề xuất cho Bộ Y tế trong công tác xây dựng văn bản pháp quy quy định việc khai thác, bảo tồn và phát triển tài nguyên dược liệu; hướng dẫn khai thác bền vững tài nguyên dược liệu.
2.3. Đề xuất cho Bộ Y tế trong công tác xây dựng, ban hành, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nguyên tắc sản xuất dược liệu an toàn theo VIETGAP (GAP, GCP), nguyên tắc khai thác bền vững các loài cây thuốc (GCP).
2.4. Đề xuất cho Bộ Y tế về công tác nhập nội giống và quản lý chất lượng giống cây thuốc.
2.5. Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu và tham gia quản lý chất lượng dược liệu.
2.6. Đại diện Bộ Y tế tham gia mạng APTMNET. Tổ chức xuất bản Tạp chí dược liệu, Bản tin dược liệu, các tài liệu và sách báo chuyên ngành Dược liệu.
2.7. Tuyên truyền và giới thiệu về công tác phát triển dược liệu.
3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu:
3.1. Kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu dùng làm mẫu chuẩn, mẫu đối chiếu và phục vụ công tác quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh dược liệu theo phân công của Bộ y tế.
3.2. Xây dựng bộ dược liệu chuẩn Quốc gia.
4. Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học công nghệ:
4.1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh giống cây con làm thuốc, dược liệu, dược liệu chuẩn, dược liệu đối chiếu và các sản phẩm khác từ dược liệu;
4.2. Xây dựng vùng sản xuất dược liệu phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
4.3. Sản xuất và kinh doanh thuốc, các sản phẩm và nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu.
4.4. Triển khai các dịch vụ khoa học và công nghệ để phát triển dược liệu.
4.5. Thực hiện dịch vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu.
4.6. Liên doanh, liên kết trong sản xuất giống cây con làm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc từ dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu. Xuất nhập khẩu giống, dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu theo quy định của pháp luật.
5. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ:
5.1. Tổ chức đào tạo sau đại học về chuyên ngành dược liệu, dược lý và một số chuyên ngành có liên quan đến dược liệu; tham gia đào tạo đại học và các loại hình đào tạo khác liên quan đến dược liệu.
5.2. Tiến hành đào tạo lại và nâng cao trình độ, bổ túc nghiệp vụ và các phương pháp nghiên cứu về dược liệu cho cán bộ làm công tác dược liệu.
6. Hợp tác quốc tế:
6.1. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế do Bộ trưởng Bộ Y tế giao.
6.2. Thiết lập và duy trì quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực dược liệu; tranh thủ các nguồn đầu tư của nước ngoài để phát triển Viện Dược liệu;
6.3. Hợp tác với các đối tác nước ngoài trong nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin khoa học và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dược liệu;
6.4. Viện chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhân sự mà mình cử hoặc cho phép ra nước ngoài. Quản lý các đoàn ra, đoàn vào theo quy định của pháp luật.
7. Quản lý đơn vị :
7.1. Xây dựng và triển khai quy chế hoạt động của Viện trên cơ sở quy chế dân chủ do Nhà nước ban hành.
7.2. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị; quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức, tiền lương, tài chính, vật tư thiết bị của Viện theo chế độ và chính sách của Nhà nước.
7.3. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thu chi ngân sách và các nguồn kinh phí của Viện.
7.4. Tổ chức hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh các sản phẩm gắn với chức năng, nhiệm vụ của Viện theo đúng quy dịnh của Nhà nước.
7.5. Tăng cường sản xuất, kinh doanh giống dược liệu, dược liệu, các chế phẩm và thuốc từ dược liệu; ký kết các hợp đồng kinh tế, triển khai dịch vụ khoa học công nghệ, phát triển các dự án trong nước và quốc tế về lĩnh vực dược liệu để bổ sung nguồn tài chính phục vụ các hoạt động của Viện và cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chức trong cơ quan.
Viện Dược liệu được quyền tự chủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân cấp của Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về hoạt động của mình.
Xác định ngành nghề, lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
- Kinh doanh dược liệu, thuốc và các sản phẩm thuốc từ dược liệu.
- Kinh doanh các loại giống cây thuốc.
- Xuất, nhập khẩu dược liệu, giống cây thuốc và thuốc từ dược liệu.
- Chuyển giao các quy trình kỹ thuật thuộc các lĩnh vực chiết xuất, bào chế, kỹ thuật trồng và phát triển cây thuốc, ....
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Dịch vụ điều dưỡng phòng chữa bệnh bằng thuốc dân tộc.