Báo động với tình trạng kháng kháng sinh hiện nay
Như chúng ta đã biết thì Kháng sinh là thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn của Bộ Y Tế. Và muốn được sử dụng thuốc kháng sinh chúng ta phải được kê đơn của bác sĩ và chỉ định dùng trong từng trường hợp riêng phải được các bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Tình trạng kháng kháng sinh đang rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên theo khảo sát mới đây nhất của Bộ Y tế thì tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh ở trên cả nước là đang đáng báo động. Với >90% tình trạng sử dụng kháng sinh là không được kê đơn bởi bác sĩ được điều trị các bệnh phổ biến như viêm họng, viêm phế quản, và các bệnh viêm nhiễm cơ bản.
Sáng 24/6, tại Lễ ký kết thỏa thuận giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên & Môi trường và các đối tác phát triển tại Việt Nam về phòng chống kháng thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với sức khỏe con người và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát.
Đối với tình trạng kháng thuốc hiện nay thì hiểu biết của người dân và ngay cả các “nhân viên y tế” của địa phương cũng có nhận thức về vấn đề này là khá thấp và họ chưa biết về nguy hiểm nếu sử dụng thuốc kháng sinh đại trà và tràn lan như hiện nay.
Trong tổng số gần 3.000 nhà thuốc điều tra thì phần lớn kháng sinh được bán mà không cần đơn, trong đó 88% là ở thành thị, 91% ở vùng nông thôn.
Tình trạng bệnh nhân và “nhân viên y tế” mua bán thoải mái thuốc kháng sinh ở địa phương mà không cần đơn của bác sĩ diễn rất phổ biến nhất là đối với 3 loại thuốc kháng sinh phổ biến trên thị trường hiện nay: Amoxicilin, Cephalexin, Azithromycin.
Chính do tình trạng sử dụng kháng sinh tại nhà tràn làn như vậy nên hiện nay ngay tại các bệnh viện tình trạng kháng thuốc đang rất phức tạp. Có những loại thuốc mới đưa vào thị trường Việt Nam chưa đầy 10 năm đã giảm độ nhạy cảm với vi khuẩn và làm giảm hiệu quả điều trị với thuốc rất lớn.
Nghiên cứu về kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện trong giai đoạn 2008 - 2009 cũng cho thấy tỉ lệ kháng thuốc ngày càng tăng lên. Năm 2009 có 30-70% vi khuẩn gram âm đã kháng với cephalosporin thế hệ 3 và 4, gần 40-60% kháng với aminoglycosid và fluoroquinolon.
Vấn đề kháng kháng tinh là vấn đề toàn cầu chứ không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Tuy nhiên thì tình trạng đang diễn ra ngày càng phức tạp đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Tình trạng này là do dân trí của người dân chưa được nâng cao. Cùng với đó là quy chế quản lý thuốc của chúng ta chưa thực sự chặt dẫn tới tình trạng các nhà thuốc thoải mái có thể bán những loại thuốc kháng sinh để dân tự dùng dẫn tới tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc ngày càng tăng lên.
Trong khi đó, việc phát triển các kháng sinh mới đã chững lại từ hơn 30 năm nay và chỉ có một vài kháng sinh mới ra đời, trong khi tỷ lệ kháng của vi khuẩn ngày càng gia tăng. Kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.
Việc gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh đã tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt thuốc để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng. Điều này làm cho thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao và chi phí điều trị ngày càng là gánh nặng lên cá nhân, gia đình và xã hội. Đáng báo động hơn khi kháng sinh xâm nhập vào chuỗi thức ăn và môi trường sinh thái của chúng ta.
Việt Nam đã hưởng ứng lời kêu gọi “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” của WHO và xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.
Trước những nguy cơ này thì các bộ trưởng đã ngồi lại với nhau và cùng cam kết đa ngành về phòng chống kháng thuốc tại nước ta. Các bên thuộc Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường sẽ cùng hành động để kiểm soát việc kháng thuốc nói chung và kháng kháng sinh nói riêng.
Nâng cao kiến thức của người dân về tình trạng kháng thuốc hiện nay của quốc tế và của Việt Nam để có thể sử dụng kháng sinh và thuốc khác hợp lý.
Đồng thời cũng thiết lập hệ thống để vận hành hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc và thông tin kịp thời về tình trạng này.
Cập nhật Tin Tức Y Dược mới nhất. tại quầy thuốc
Hướng dẫn cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ
Cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ qua phương thức lây nhiễm và các triệu chứng trên da. Hãy cùng xem cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ
Chi tiếtBệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, làm sao để phòng chống?
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? và làm thế nào để phòng ngừa? Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan mạnh, vậy bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không
Chi tiếtBệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào và những dấu hiệu nhận biết
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào, và làm thế nào để nhận biết sớm về bệnh? Thông tin về bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào sẽ có trong bài viết này.
Chi tiếtGóc giải đáp: Bệnh đậu mùa khỉ là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao?
Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Đậu mùa khỉ là loại bệnh hiếm gặp, bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh đậu mùa khỉ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đối tượng.
Chi tiếtCẩm nang về bệnh suy tim: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Suy tim là một trong những loại bệnh thường gặp và nguy hiểm. Và bài viết này sẽ giúp bạn biết suy tim là gì, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị,... ra sao.
Chi tiếtMách bạn: Cách bảo vệ và chăm sóc mắt vào mùa đông giúp mắt sáng khỏe
Cách bảo vệ và chăm sóc mắt vào mùa đông ra sao? Bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn cách bảo vệ và chăm sóc mắt vào mùa đông giúp mắt luôn sáng khỏe.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này